Thuốc Coversyl với thành phần hoạt chất chính là Perindopril, là một thuốc ức chế men chuyển angiotensine (angiotensin converting enzyme – ACE), được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh tăng huyết áp, giúp kiểm soát huyết áp ở mức ổn định, phòng ngừa nguy cơ bệnh mạch vành, suy tim:,…
Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn sử dụng thuốc đạt hiệu quả cao nhất và hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.
Thuốc Coversyl làm giảm huyết áp như thế nào?
Thuốc Coversyl giúp làm giảm huyết áp thông qua cơ chế chính là làm giãn mạch hiệu quả. Hoạt chất Perindopril có thể ức chế quá trình chuyển hóa angiotensine I thành angiotensine II (chất gây co mạch máu mạnh, làm tăng huyết áp). Thuốc cũng làm giảm bài tiết aldosterone – hormon do vỏ thượng thận tiết ra có tác dụng giữ muối, nước gây tăng huyết áp. Perindopril có hiệu lực ở mọi giai đoạn của cao huyết áp từ nhẹ, vừa và nặng, có thể làm giảm huyết áp tâm thu và tâm trương ở cả tư thế nằm, tư thế đứng. Tác động hạ huyết áp tối đa từ 4 đến 6 giờ sau khi dùng liều duy nhất và duy trì ít nhất trong 24 giờ
Thuốc Coversyl có những dạng bào chế nào?
Hiện nay, Covessyl có 2 dạng bào chế:
– Coversyl chỉ với 1 hoạt chất chính là Perindopril
– Coversyl plus chứa 2 hoạt chất là Perindopril và Indapamide, nhằm mục đích lợi tiểu và giảm huyết áp. Bởi có thêm thành phần lợi tiểu nên dạng này chỉ được sử dụng khi người bệnh bị tăng huyết áp nguyên phát không kiểm soát được với thuốc dạng đơn chất
Lưu ý: Đây là thuốc sử dụng theo kê đơn của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định.
Coversyl và Coversyl Plus trong điều trị cao huyết áp
Sử dụng Coversyl như thế nào để có hiệu quả tốt nhất?
Thời điểm dùng
Khi vào cơ thể, hoạt chất perindopril trong Coversyl sẽ bị thủy phân thành perindoprilate có hoạt tính giãn mạch. Thức ăn có thể ảnh hưởng tới quá trình này, vì vậy để có hiệu quả tốt nhất, bạn nên dùng Coversyl một lần duy nhất trong ngày vào buổi sáng trước khi ăn.
Bên cạnh giải pháp Tây y, những người mắc bệnh tim mạch nên sử dụng sớm TPCN Ninh Tâm Vương để giúp phòng ngừa và cải thiện chứng rối loạn nhịp tim nhanh, hồi hộp, trống ngực và phòng biến chứng do rối loạn nhịp tim. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0966.491.285 để biết thông tin chi tiết.
Liều dùng
Tùy từng mục tiêu điều trị bệnh khác nhau mà người bệnh sẽ được hướng dẫn sử dụng với những mức liều khác nhau. Cụ thể:
– Điều trị tăng huyết áp hoặc phòng ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim trong bệnh động mạch vành: Thuốc Coversyl có thể được sử dụng độc lập hoặc dùng kết hợp với thuốc lợi tiểu thiazide để làm hạ huyết áp. Liều sử dụng ban đầu là 4mg, uống một lần trong ngày. Liều có thể tăng lên sau 2 tuần tùy thuộc vào mục tiêu kiểm soát huyết áp, tuy nhiên không được vượt mức tối đa 8mg một lần/ngày.
– Điều trị suy tim sung huyết ở mức độ vừa và nhẹ, Coversyl được sử dụng cùng với thuốc lợi tiểu và Digoxin. Liều Coversyl khởi đầu là 2mg/ ngày, có thể tăng lên đến 4mg/ngày tùy thuộc vào khả năng đáp ứng thuốc của bệnh nhân. Người trung niên và người có tiền sử bệnh thận nên dùng liều duy trì thấp.
Điều quan trọng là phải tuân thủ dùng thuốc theo liều điều trị của bác sĩ. Nếu lỡ quên 1 lần uống thuốc, hãy bỏ qua liều thuốc đã quên và tiếp tục với lịch uống thuốc kế tiếp, nên duy trì sử dụng đều đặn và thường xuyên để tránh làm mất đi tác dụng của thuốc. Lưu ý là không uống với liều gấp đôi để bù lại cho lần đã quên vì sẽ làm gia tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc. Không được tự ý dừng thuốc mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.
Bảo quản thuốc
Thuốc nên được cất giữ thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh nơi ánh sáng và độ ẩm cao, để xa tầm tay của trẻ em.
Những thực phẩm cần tránh
Coversyl có tác dụng làm tăng kali huyết, do đó người bệnh cần hạn chế các thực phẩm giàu Kali như chuối, đậu bắp, măng tây, các rau họ cải như cải bó xôi, bắp cải, súp lơ…
Cà phê, rượu bia, chất nicotin từ thuốc lá có thể làm giảm hoạt tính của thuốc, do đó, bạn không nên sử dụng để có hiệu quả điều trị tốt nhất.
Ngoài ra, bạn đừng tự biến mình thành “thầy thuốc” khi đưa thuốc cho bất cứ ai khác, ngay cả khi họ có những triệu chứng giống như bạn. Nó có thể gây hại cho người dùng thuốc này nếu không được bác sĩ chỉ định.
Ai không nên dùng thuốc Coversyl?
– Khi có tiền sử dị ứng với hoạt chất Perindopril hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
– Có tiền sử bị phù mạch sau khi dùng bất cứ loại thuốc ức chế men chuyển (ACE) nào khác như captopril, enalapril, ramipril,…
– Bệnh nhân đã được bác sĩ chẩn đoán là bị phù mạch di truyền.
– Thuốc Coversyl và thuốc ức chế ACE nói chung có thể gây dị tật hoặc thai chết lưu ở phụ nữ mang thai, do đó nếu có dự định mang thai thì không nên dùng thuốc này. Thuốc cũng được tiết vào sữa mẹ gây ảnh hưởng đến con nên tốt nhất thời gian cho con bú thì nên trao đổi với bác sĩ sử dụng thuốc khác.
– Tính an toàn và hiệu quả của thuốc với trẻ em chưa được nghiên cứu rõ ràng, do vậy cũng không nên dùng thuốc này cho trẻ.
Xem thêm
Thuốc Coversyl có gây tác dụng phụ gì không?
Tác dụng phụ là những phản ứng không mong muốn khi sử dụng thuốc ngay ở mức liều bình thường. Tùy vào cơ địa của mỗi người, các tác dụng có thể ở mức độ nhẹ, nặng, gây tổn thương tạm thời hoặc vĩnh viễn. Một số tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc Coversyl như:
– Ho khan, ho dai dẳng
– Chóng mặt, đau đầu, buồn ngủ, mệt mỏi bất thường
– Mất vị giác, cảm thấy có vị kim loại trong miệng
– Tiêu chảy
– Rối loạn cương dương ở nam giới
– Phù mạch: Nếu bạn bị sưng mặt, lưỡi hoặc cổ họng, hãy ngưng dùng Coversyl và tìm kiếm sự giúp đỡ y tế ngay lập tức.
– Thay đổi công thức máu: Coversyl có thể làm giảm số lượng bạch cầu trung tính (giúp chống nhiễm trùng), tế bào máu đỏ mang oxy, tiểu cầu (giúp đông máu, ngăn ngừa chảy máu). Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng (sốt, ớn lạnh, đau họng) hoặc chảy máu bất thường, bầm tím thì cần trao đổi với bác sĩ ngay.
– Hiếm khi Coversyl làm ảnh hưởng đến chức năng gan, gây suy gan. Tuy nhiên nếu bạn thấy có dấu hiệu mệt mỏi, cảm giác chán ăn, buồn nôn, vàng da, vàng mắt hoặc nước tiểu đậm, phân xanh, sưng, ngứa da.. hãy trao đổi với bác sĩ và bạn cần được theo dõi chức năng gan thường xuyên khi sử dụng thuốc.
Hãy tới cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt nếu gặp dấu hiệu: phát ban ngoài da, đau bụng dữ dội, tức ngực, nhịp tim không đều, ù tai, dấu hiệu chảy máu (chảy máu cam, tiểu máu, ho máu, bầm tím..), mất ý thức, kém tập trung, sốt hoặc tiêu chảy nặng, chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu.
Tương tác thuốc với Coversyl
Một số loại thuốc có thể gây tương tác với Coversyl làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc hoặc dẫn tới những tác dụng không mong muốn. Vì vậy trong quá trình điều trị bạn cần lưu ý và thông báo với bác sĩ khi sử dụng những loại thuốc này:
– Thuốc hạ huyết áp: Sử dụng Coversyl cùng với một số thuốc hạ huyết áp khác như nifedipin, diltiazem, propranolon, antenolol… có thể làm tăng nguy cơ bị tụt huyết áp.
– Thuốc điều trị tiểu đường: Coversyl có thể làm giảm tác dụng của các thuốc điều trị tiểu đường và gây khó khăn cho việc kiểm soát đường máu.
– Thuốc điều trị gout và ức chế miễn dịch: dùng Coversyl cùng các thuốc trị gút như allopurinol hay thuốc ức chế miễn dịch như azathioprine… có thể làm giảm số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Mỗi loại thuốc có những ưu nhược điểm khác nhau, hãy tìm hiểu kỹ thông tin và sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Theo dõi những phản ứng của cơ thể để tránh những tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc dài ngày.
Xem thêm:
- 14 siêu thực phẩm người rối loạn nhịp tim nên ăn để giảm nhịp tim
-
Bí quyết giảm nhịp tim nhanh, ngoại tâm thu, rối loạn thần kinh tim
Nguyễn Trang
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com