Thuốc điều trị nhịp tim nhanh: Những cái tên thông dụng

352 Lượt xem

Thuốc điều trị nhịp tim nhanh được sử dụng trong các trường hợp tim đập nhanh không kiểm soát được bằng các biện pháp thông thường, hoặc có nguy cơ cao gặp phải biến chứng ngưng tim, đột quỵ, huyết khối, suy tim. Tùy từng trường hợp loạn nhịp tim mà người bệnh được chỉ định loại thuốc khác nhau. Khi sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn, người bệnh sẽ hạn chế được những cơn nhịp tim nhanh, hồi hộp, trống ngực…

Sau đây là các loại thuốc điều trị nhịp tim nhanh thông dụng và những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc.

Các thuốc điều trị nhịp tim nhanh thường dùng

Thuốc chống loạn nhịp – “con dao hai lưỡi”

Thường được chỉ định cho những trường hợp bị nhịp tim nhanh hoặc ngoại tâm thu. Các loại thuốc này giúp phục hồi nhịp tim bình thường bằng cách tác động đến hệ thống điện tim. Thuốc chống loạn nhịp tim thường có dạng viên uống và người bệnh phải sử dụng lâu dài. Một số trường hợp khẩn cấp, bác sỹ sẽ tiêm thuốc qua tĩnh mạch.

Các thuốc chống loạn nhịp tim phổ biến nhất bao gồm: Amiodarone (Cordarone, Pacerone), Flecainide (Tambocor), Ibutilide (Corvert), tiêm tĩnh mạch; Lidocaine (Xylocaine), tiêm tĩnh mạch; Procainamide (Procan, Procanbid), Propafenone (Rythmol), Quinidine (nhiều thương hiệu), Tocainide (Tonocarid)

Các chuyên gia đánh giá rằng, thuốc chống loạn nhịp tim lại là “con dao hai lưỡi” vì vừa có tác dụng điều chỉnh nhịp tim, lại vừa có thể gây ra hiệu ứng “tiền loạn nhịp do thuốc” (Proarrhythmic drug effects) do thay đổi điện thế cơ bản của tế bào cơ tim.

ntv26 2 04

Thuốc điều trị nhịp tim nhanh có thể gây hiệu ứng “tiền loạn nhịp do thuốc”

Thuốc chẹn kênh canxi – Nhiều tác dụng phụ

Nếu bạn bị đau thắt ngực, huyết áp cao và nhịp tim nhanh, bác sỹ sẽ chỉ định thuốc chẹn kênh canxi. Thuốc này làm giãn mạch máu, cho phép máu chảy về tim nhiều hơn, từ đó cải thiện đau ngực và giảm huyết áp. Đồng thời, thuốc cũng có khả năng làm chậm nhịp tim và giảm nguy cơ loạn nhịp tim trong tương lai (nhờ giảm nhịp tim, hạ huyết áp nên làm giảm căng thẳng cho tim).

Hầu hết các thuốc chẹn kênh canxi đều ở dạng viên, một số khác dạng tiêm tĩnh mạch. Người bệnh thường phải dùng thuốc lâu dài.

Các thuốc điều trị rối loạn nhịp tim nhóm chẹn kênh canxi bao gồm: Amlodipin (Norvasc), Diltiazem (Cardizem, Tiazac),  Felodipine, Isradipine, Nicardipine (Cardene SR), Nifedipine (Procardia), Nisoldipine (Sular), Verapamil (Calan, Verelan, Covera-HS)

Tác dụng phụ của nhóm thuốc này bao gồm: Nhịp tim nhanh, chóng mặt, táo bón và đau đầu. Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị phát ban, sưng phù ở chân.

Nhóm chẹn Beta – thuốc chính trong điều trị rối loạn nhịp tim

Thuốc này làm giảm nhịp tim nhanh bằng cách ngừng hoạt động của hormone adrenaline. Đồng thời, thuốc chẹn Beta cũng có thể giúp hạ huyết áp và giảm căng thẳng do tim. Các thuốc phổ biến bao gồm: Acebutolol (Sectral), Atenolol (Tenormin), Bisoprolol (Zebeta), Metoprolol (Lopressor, Toprol-XL), Nadolol (Corgard), Propranolol (Inderal LA, innopran XL).

Tác dụng phụ của nhóm thuốc điều trị nhịp tim nhanh này bao gồm: Mệt mỏi, bàn tay lạnh và nhức đầu. Một số trường hợp gặp vấn đề về dạ dày, táo bón hoặc tiêu chảy.

Thuốc chống đông máu (thuốc làm loãng máu) – Không giúp giảm nhịp tim

Bác sỹ chỉ định thuốc chống đông máu cho những trường hợp bị rối loạn nhịp tim  có nguy cơ bị cục máu đông (thường là rung nhĩ).

Thuốc chống đông máu không khắc phục được vấn đề về nhịp tim mà chỉ hạn chế rủi ro do cục máu đông gây ra, chẳng hạn như đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Các thuốc phổ biến trong nhóm này bao gồm: Warfarin (Coumadin), Asprin

Khi sử dụng các thuốc này, người bệnh có nguy cơ bị xuất huyết với các triệu chứng như: Xuất hiện vết bầm trên da, đại tiện có máu… Người bệnh nên đi khám và hỏi ý kiến bác sỹ để đổi thuốc nếu gặp các triệu chứng nêu trên.

Những lưu ý để sử dụng thuốc trị nhịp tim nhanh an toàn, hiệu quả nhất

ntv26 2 05

Việc sử dụng thuốc trị nhịp tim nhanh cần theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ

Trong quá trình sử dụng thuốc trị điều trị nhịp tim nhanh, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây để đảm bảo hiệu quả của thuốc, đồng thời hạn chế tối đa tác dụng phụ:

  • Uống đúng thuốc, đúng liều lượng theo chỉ định của bác sỹ
  • Không tự ngừng thuốc, tăng liều, giảm liều, bỏ liều trong quá trình sử dụng
  • Nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc, bạn nên đi khám để được hướng dẫn
  • Khi được kê đơn thuốc điều trị nhịp tim nhanh, nên thông báo cho bác sỹ biết bạn đang sử dụng các loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào khác để hạn chế tương tác thuốc.
  • Nhiều trường hợp rối loạn nhịp tim, đặc biệt là nhịp tim nhanh, phản ứng với thuốc. Vì vậy, trong quá trình sử dụng, bạn nên theo dõi phản ứng của cơ thể và đi khám ngay nếu thấy biểu hiện bất thường.
  • Đối với các bệnh nhân là trẻ em, rất khó để tìm được loại thuốc điều trị phù hợp. Thông thường, bác sỹ sẽ kê đơn dùng thử thuốc trước khi quyết định loại thuốc cuối cùng. Nếu bạn có con bị nhịp tim nhanh, cần kiên trì và theo dõi trong suốt quá trình sử dụng.
  • Tất cả các loại thuốc điều trị nhịp tim nhanh đều có tác dụng phụ. Hầu hết các tác dụng phụ này không nghiêm trọng và biến mất khi thay đổi liều hoặc ngừng thuốc. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ khác rất nghiêm trọng và cần được điều trị tại bệnh viện.

Bạn có thể xem thêm giải đáp của Ts.Bs Phạm Trần Linh – Phó Chủ tịch Phân hội Nhịp tim Việt Nam về các nhóm thuốc điều trị rối loạn nhịp tim và các biệt dược chính đang lưu hành tại Việt Nam qua video sau đây:

Chuyên gia tim mạch giải đáp về thuốc điều trị rối loạn nhịp tim được dùng phổ biến ở Việt Nam

Giải pháp Đông y làm tăng hiệu quả của thuốc điều trị nhịp tim nhanh

Mặc dù không thể phủ nhận vai trò của Tây y trong điều trị rối loạn nhịp tim, nhưng khi kết hợp thêm các giải pháp hỗ trợ điều trị giảm nhịp tim từ Đông y sẽ giúp làm tăng hiệu quả điều trị, giảm triệu chứng hồi hộp, tim đập nhanh và phòng tránh biến chứng huyết khối, đột quỵ, suy tim. Tại Việt Nam, TPBVSK Ninh Tâm Vương chứa tinh chất Khổ sâm là giải pháp chuyên biệt cho người bệnh rối loạn nhịp tim nhanh, ngoại tâm thu. Với cơ chế tác động toàn diện lên chứng rối loạn nhịp tim, vừa giúp ổn định tính dẫn truyền thần kinh tim và hoạt động điện tim, vừa tăng cường lưu lượng máu ra vào tim, nên sản phẩm dùng được cho người bị rối loạn nhịp tim nhanh do mọi nguyên nhân.

Thuốc điều trị nhịp tim nhanh không thể điều trị khỏi bệnh, chỉ góp phần giảm thiểu triệu chứng và những rủi ro do biến chứng. Nếu bạn được chỉ định thuốc trị nhịp tim nhanh nhưng vẫn còn băn khoăn trong cách sử dụng, hãy gọi điện tới tổng đài tư vấn của chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

Xem thêm:

Kim Chi

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim