Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim Atenolol

227 Lượt xem

4/5 - (4 bình chọn)

Atenolol (Tenormin) thuộc nhóm chẹn beta, có tác động ức chế sự xuất hiện các xung thần kinh ở một số bộ phận của cơ thể, trong đó có cơ tim. Kết quả, Atenolol làm tim đập chậm hơn và hạ huyết áp. Khi huyết áp thấp đi, lưu lượng máu đến tim nhiều hơn nên nó còn giúp giảm đau thắt ngực và giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim. Bên cạnh những lợi ích, nó cũng có thể gây ra những tác động không mong muốn cho người sử dụng. Vì thế, thuốc này chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sỹ trên mỗi người bệnh cụ thể.

Tác động của atenolol trong điều trị rối loạn nhịp tim là gì?

Atenolol không phải chỉ được chọn trong điều trị rối loạn nhịp tim mà còn được sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với nhiều loại thuốc khác để điều trị các bệnh như đau thắt ngực, suy tim, cao huyết áp…
Vậy tại sao Atenolol lại thường được lựa chọn trong điều trị tim mạch? Bởi vì thuốc có tác dụng tương đối an toàn, khả năng hấp thu tốt và ít gây các tác dụng phụ nghiêm trọng. Atenolol tác động lên tim với những cách sau:

  • Giảm lực co bóp của cơ tim và giảm tần số co bóp của tim.
  • Có tác dụng ức chế catecholamine là chất hóa học gây co mạch nên làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp. Catecholamine được cơ thể tiết ra trong trường hợp người bệnh gắng sức hoặc khi căng thẳng, hồi hộp, stress kéo dài.

ntv26 2 06

Atenolol – Thuốc thường được lựa chọn trong điều trị rối loạn nhịp tim

Liều dùng Atenolol trị loạn nhịp tim

Cũng giống như các thuốc điều trị rối loạn nhịp tim khác, liều dùng phải được chỉ định trong từng trường hợp cụ thể dựa vào cơ địa của từng người. Có thể, để lựa chọn được liều hiệu quả với bạn, bác sỹ cần phải điều chỉnh liều nhiều lần.

–    Liều thông thường theo khuyến cáo: 50 – 100mg, tối đa không quá 200mg/ngày

–    Cách uống: Nên uống thuốc với 1 ly nước lúc đói và vào giờ nhất định trong ngày

Quên liều: Trong trường hợp quên liều chưa quá 8 tiếng, uống ngay một liều khi nhớ ra. Nếu thời gian uống gần với thời gian của liều tiếp theo, bạn hãy đợi đến lúc đó và uống 1 liều thông thường, không uống đúp 2 liều. Nếu thời gian bỏ quên liều trên 8 tiếng, tốt nhất hãy bỏ qua nó và sử dụng liều bình thường trong thời gian tiếp theo.

Để làm giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực, khó thở, mệt mỏi do rối loạn nhịp tim gây ra, bạn có thể sử dụng sớm TPCN Ninh Tâm Vương chứa tinh chất Khổ sâm. Hãy liên hệ với chúng tôi theo số 0966.491.285 để biết thêm thông tin chi tiết.

Những lưu ý khi sử dụng Atenolol trong điều trị rối loạn nhịp tim

Cho dù là khá an toàn nhưng trong quá tình sử dụng muốn đạt hiệu quả điều trị cao bạn cần lưu tâm đến các vấn đề sau:

–    Tuân thủ chỉ định của bác sỹ điều trị. Đừng tự ý ngưng sử dụng thuốc vì nó có thể làm nặng hơn tình trạng bệnh.

–    Thuốc có thể gây ra tác dụng không mong muốn như chóng mặt hoặc buồn ngủ. Vì vậy hãy cẩn thận khi bạn lái xe hoặc làm bất cứ công việc nào đòi hỏi sự tỉnh táo cao.

–    Tránh sử dụng cùng với rượu vì có thể gây tăng tác dụng phụ của thuốc.

–    Không sử dụng Atenolol khi bạn có nhịp tim chậm, block tim hoặc bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

–    Thận trọng khí sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú vì thuốc có thể gây độc cho con của bạn.

–    Một số các thuốc như thuốc chống loạn nhịp Cordarone, digoxin, thuốc điều trị tiểu đường, thuốc chẹn kênh canxi… có thể gây ra những tương tác làm tăng hoặc giảm hiệu quả điều trị. Tham khảo kỹ ý kiến của bác sỹ có thể giúp bạn tránh những tương tác này.

–    Cần tạm thời ngưng không sử dụng atenolol trước khi làm phẫu thuật, bạn nên thông báo với bác sỹ về việc sử dụng thuốc này.
Ngoài ra, khi bạn gặp phải các dấu hiệu như nhịp tim không đều, hơi thở ngắn, ngất, co giật….hãy gọi ngay cho cấp cứu 115 vì đó có thể là dấu hiệu quá liều atenolol.

ntv26 2 07

Tenormin – biệt dược của atenolol được sử dụng ở Việt Nam

Tác dụng không mong muốn của Atenolol khi dùng trị rối loạn nhịp

Bất kỳ một loại thuốc tây nào trong quá trình sử dụng đều gây ra các tác dụng không mong muốn có thể làm giảm hiệu quả điều trị. Nhưng các bác sỹ sẽ luôn cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro để sử dụng sao cho hợp lý nhất. Một số tác dụng phụ của Atenolol đã được ghi nhận bao gồm:

–    Nhịp tim chậm hoặc không đều
–    Cảm thấy chóng mặt, choáng ngất
–    Khó thở ngay cả khi gắng sức nhẹ
–    Phù bàn chân
–    Trầm cảm
–    Lạnh bàn tay, bàn chân
–    Giảm ham muốn tình dục do liệt dương, khó đạt cực khoái
–    Rối loạn giấc ngủ
–    Có thể gây tăng hoặc hạ đường huyết cấp. Thuốc cũng có thể làm che lấp các dấu hiệu cảnh báo của cơ hạ đường huyết.

Hãy gọi cho bác sỹ khi bạn thấy xuất hiện một hoặc nhiều các tác dụng ở trên để từ đó họ sẽ cân nhắc có nên tiếp tục chỉ định cho bạn hay lựa chọn các thuốc hoặc phương pháp điều trị phù hợp hơn.

Xem thêm:

Lê Hoa

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim