Rối loạn nhịp tim là tình trạng tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều, có thể gây ra những biến cố tim mạch nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim. Để ổn định nhịp tim và phòng tránh các nguy cơ này, bác sĩ có thể cho bạn sử dụng một số loại thuốc cần thiết. Trong đó, có 4 nhóm thuốc cơ bản thường xuất hiện trong các phác đồ điều trị rối loạn nhịp tim, bao gồm:
Các thuốc chống loạn nhịp tim
Thuốc chống loạn nhịp là một nhóm các thuốc được sử dụng để ngăn chặn nhịp điệu bất thường của tim, chẳng hạn như rung nhĩ, cuồng động nhĩ, rung thất, ngoại tâm thu.… Các thuốc này thường được bào chế dưới dạng viên giải phóng kéo dài dùng 1-2 lần trong ngày hoặc tiêm tĩnh mạch dùng trong trường hợp cấp cứu khẩn cấp.
Thuốc giúp đưa nhịp tim trở về bình thường nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ phát triển các rối loạn nhịp tim khác hoặc khiến tình trạng rối loạn nhịp trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ khác như khó thở, mờ mắt, chóng mặt, chán ăn, lưỡi có vị kim loại… Do đó, bạn cần tránh lái xe hay vận hành máy móc trong quá trình sử dụng các thuốc này.
Đại diện tiêu biểu trong nhóm này gồm có: quinidin, amiodarone (Cordarone, Pacerone); flecainide (Tambocor), procainamide (Procan, Procanbid), lidocaine (Xylocaine), Digoxin…
Digoxin – thuốc chống loạn nhịp dùng trong rối loạn nhịp trên thất
Thuốc chẹn beta trong điều trị rối loạn nhịp tim
Là nhóm thuốc được chỉ định phổ biến nhất trong điều trị rối loạn nhịp tim nhanh. Thuốc có tác dụng làm giảm nhịp tim, hạ huyết áp và giảm tính kích thích của hệ thống dẫn truyền thần kinh tim bằng cách ức chế sản xuất adrenalin – một chất gây co mạch, tăng nhịp tim. Điểm đặc trưng để nhận diện các thuốc trong nhóm là chúng thường có tên kết thúc với đuôi “olol” như acebutolol (Sectral), atenolol (Tenormin), metoprolol (Lopressor), propranolol (Inderal LA)…
Các thuốc chẹn beta có thể gây ra một số tác dụng phụ như mệt mỏi, tay chân lạnh, đau đầu… Đôi khi, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đau dạ dày… Chẹn beta thường không được chỉ định cho người bệnh tiểu đường, hen suyễn vì có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Nếu đang bị rối loạn nhịp tim nhanh, kèm theo hồi hộp, trống ngực, hãy sử dụng sớm TPCN Ninh Tâm Vương để làm tăng hiệu quả của các thuốc trị rối loạn nhịp tim, ổn định nhịp tim và ngăn ngừa nguy cơ ngừng tim, đột quỵ. Liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0966.491.285 để được tư vấn chi tiết.
Thuốc chẹn kênh canxi cho người bệnh rối loạn nhịp
Nhóm thuốc hạ áp dòng chẹn kênh canxi không chỉ dùng cho người bệnh đau thắt ngực, tăng huyết áp mà còn được ứng dụng trong điều trị rối loạn nhịp tim. Thuốc làm giảm nhịp tim bằng cách ngăn chặn dòng canxi di chuyển vào tế bào cơ tim (nồng độ canxi tăng cao là yếu tố kích hoạt phản ứng co cơ tim). Hai thuốc chẹn kênh Canxi thường được dùng trong điều trị rối loạn nhịp tim là verapamil và diltiazem.
Các thuốc nhóm chẹn kênh canxi có thể gây ra một số tác dụng phụ đáng chú ý bao gồm phù chi, nhịp tim nhanh, chóng mặt, táo bón, nhức đầu… và một số tác dụng nghiêm trọng như phát ban, dị ứng.
Thuốc chống đông máu – phòng ngừa huyết khối do rối loạn nhịp tim
Nhịp tim bất thường làm ảnh hưởng tới hoạt động co bóp của tim và gây ứ trệ máu tại các buồng tim, làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông – thủ phạm gây ra nhồi máu cơ tim, đột quỵ não. Do đó, bác sỹ có thể chỉ định thêm thuốc chống đông máu vào phác đồ điều trị rối loạn nhịp tim để phòng ngừa nguy cơ huyết khối.
Các thuốc chống đông máu được sử dụng phổ biến hiện nay là Aspirin, Clopidogrel (Plavix), Warfarin (Coumadin)… Tuy nhiên các thuốc chống đông máu đều có thể gây tác dụng phụ là chảy máu quá mức. Do đó, cần cân nhắc khi chỉ định các thuốc này cho những đối tượng có tiền sử viêm loét đường tiêu hóa, mắc bệnh máu khó đông và người bệnh cần được theo dõi xét nghiệm máu định kỳ trong quá trình sử dụng. Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào như xuất hiện vết bầm tím bất thường trên da, chảy máu cam, chảy máu chân răng… hãy thông báo sớm cho bác sĩ điều trị để được hướng dẫn xử trí phù hợp.
Warfarin – thuốc chống đông máu dùng trong điều trị rối loạn nhịp tim
Trái tim là một cơ quan rất quan trọng trong cơ thể. Bởi vậy, việc sử dụng bất lỳ loại thuốc nào cho tim cũng cần phải được giám sát chặt chẽ. Đặc biệt trong điều trị rối loạn nhịp tim, tác dụng phụ của thuốc có thể làm cho bệnh nặng hơn, gây trở ngại không nhỏ trong quá trình điều trị. Do đó, để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi sử dụng, bạn cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ và trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về các thuốc đang sử dụng, nhằm chủ động trong việc phòng ngừa các tác dụng bất lợi của thuốc.
Xem thêm:
- 14 siêu thực phẩm người rối loạn nhịp tim nên ăn để giảm nhịp tim
-
Bí quyết giảm nhịp tim nhanh, ngoại tâm thu, rối loạn thần kinh tim
Lê Lương
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com