Trong điều trị rối loạn nhịp tim, ngoài các thuốc giảm nhịp thông thường thì thuốc chống đông máu là phần không thể thiếu để phòng ngừa nguy cơ hình thành cục máu đông (huyết khối) gây đột quỵ não, nhồi máu cơ tim. Đặc biệt với các dạng rối loạn nhịp tim có nguy cơ cao gây ra cục máu đông trong tâm nhĩ trái như rung nhĩ thì thuốc chống đông là một trong những thuốc bắt buộc phải sử dụng. Hiện nay, warfarin (Coumadin) là loại thuốc chống đông máu được sử dụng phổ biến nhất, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ nguyên tắc và lưu ý khi dùng thuốc này.
Cơ chế chống đông máu của warfarin
Sự hình thành các cục máu đông trong cơ thể là một quá trình phức tạp, liên quan tới nhiều yếu tố đông máu, ví dụ như Fibrinogen, Prothrombin… Vitamin K là yếu tố cần thiết giúp kích hoạt quá trình đông máu và ngăn ngừa chảy máu. Wafarin làm giảm khả năng hình thành cục máu đông bằng cách ngăn chặn hình thành các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K. Do đó, khi sử dụng warfarin để ngăn chặn các yếu tố đông máu, cơ thể sẽ ngăn ngừa sự hình thành, phát triển và gây biến chứng của cục máu đông.
Warfarin giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông cho người bị rối loạn nhịp tim
Cần theo dõi thường xuyên khi sử dụng warfarin
Mục tiêu sử dụng warfarin trong điều trị là để làm giảm khả năng hình thành cục máu đông, không phải để ngăn ngừa đông máu hoàn toàn. Do đó, tác dụng của warfarin phải được theo dõi cẩn thận bằng xét nghiệm máu để điều chỉnh liều phù hợp, nhằm tránh tác dụng phụ của thuốc là gây chảy máu quá mức. Các xét nghiệm máu được sử dụng để đo thời gian cần máu là thử nghiệm thời gian prothrombin (PT hoặc protime). PT được sử dụng để tính toán tỷ lệ bình thường hóa quốc tế (INR), đây là chỉ số giúp chuyên gia y tế xác định nhanh quá trình đông máu trong cơ thể và thay đổi liều thuốc phù hợp.
Để phòng ngừa nguy cơ hình thành cục máu đông, giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực, tim đập nhanh do rối loạn nhịp tim gây ra, bạn có thể sử dụng TPCN Ninh Tâm Vương an toàn, hiệu quả từ thiên nhiên. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0966.491.285 để biết thông tin chi tiết.
Trong suốt quá trình điều trị bằng thuốc chống đông, INR phải được xét nghiệm ít nhất mỗi tháng một lần, đôi khi hai lần một tuần để đảm bảo rằng nồng độ warfarin vẫn còn trong phạm vi hiệu quả. Nó có giá trị 0,9 – 1,3 ở người bình thường, còn với người thay van nhân tạo cần cao hơn. Nếu INR quá thấp, tác dụng chống đông máu không hiệu quả nên vẫn tạo thành cục máu đông, nhưng nếu INR quá cao, người sử dụng sẽ có nguy cơ chảy máu. Đây là lý do tại sao những người uống warfarin phải được xét nghiệm máu rất thường xuyên.
Tác dụng phụ của thuốc chống đông warfarin
Các tác dụng phụ của warfarin là gây đông máu do dùng dưới liều hoặc chảy máu do quá liều. Chảy máu quá mức có thể xảy ra ở bất kỳ cơ quan nào của cơ thể, nhưng nghiêm trọng nhất là đường tiêu hóa hoặc nội sọ. Những người đang dùng warfarin nên trao đổi với bác sỹ điều trị về việc giảm liều nếu gặp phải tai nạn, chấn thương hay dấu hiệu chảy máu hoặc bầm tím bất thường, bao gồm: chảy máu chân răng, máu trong nước tiểu, phân lẫn máu, chảy máu mũi, hoặc nôn ra máu.
Nếu xuất hiện một cơn đau đầu bất thường, đó có thể là dấu hiệu chảy máu nội sọ. Vì vậy, khi đang dùng warfarin mà gặp các dấu hiệu chảy máy sau đây, người bệnh cần gọi cấp cứu 115 hoặc bác sỹ ngay lập tức: nhức đầu dữ dội, lú lẫn, yếu hoặc tê, ho ra một lượng lớn máu đỏ tươi, nôn ra máu, chảy máu không ngừng, máu đỏ tươi trong phân, nhức đầu nặng hoặc bất thường…
Warfarin và nguy cơ tương tác thuốc
Thuốc và thực phẩm làm tăng tác dụng của warfarin
Những người đang dùng warfarin nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào khác, bao gồm: cả các loại thuốc không cần kê đơn, các loại thuốc thảo dược, vitamin hoặc bất kỳ sản phẩm khác. Nhiều loại thuốc có thể làm thay đổi hiệu quả của warfarin, dẫn đến INR quá cao hoặc quá thấp.
– Thuốc không kê đơn: phổ biến nhất là aspirin, ibuprofen (Advil) và naproxen (Aleve) làm tăng tác dụng chống đông của warfarin và tăng khả năng chảy máu cho người dùng cùng lúc.
– Thuốc điều trị: Một số loại thuốc có thể ức chế quá trình chuyển hóa warfarin tại gan nên khiến nồng độ chất này tăng trong máu, làm tăng nguy cơ chảy máu. Trong đó đáng lưu ý là thuốc điều trị rối loạn nhịp tim amiodaron (Cordarone), một số thuốc kháng sinh như Co-trimoxazole, ciprofloxacin, clarythromycin, erythromycin, fluconazole, ketoconazole, ketoconazole; hay thuốc trị rối loạn mỡ máu lovastatin.
– Rượu: Gây kháng tiểu cầu (một yếu tố đông máu) nên ảnh hưởng đến sự chuyển hóa warfarin, làm tăng nguy cơ chảy máu nặng, kể cả khi INR vẫn nằm trong giới hạn mục tiêu. Những người đang điều trị warfarin nên tránh uống rượu hàng ngày, nếu có sử dụng cần được giới hạn không quá 1/10 – 2/10 lượng uống trước đây.
Thực phẩm và thuốc làm giảm tác dụng của warfarin
– Một số thực phẩm giàu vitamin K có thể làm giảm tính hiệu quả của warfarin và làm tăng nguy cơ đông máu. Điểm quan trọng nhất cần nhớ là nên ăn những gì bạn thường ăn và không nên thay đổi quá nhiều trong chế độ ăn uống mà chưa trao đổi với các chuyên gia y tế. Đồng thời nên thận trọng khi sử dụng các thực phẩm giàu vitamin K như: bắp cải, rau diếp xoăn, rau bina, của cải, măng tây, đậu bắp, đậu hà lan…
– Thuốc điều trị: Một số thuốc hoạt hóa men gan, làm tăng chuyển hóa warfarin tại gan có thể làm giảm tác dụng của thuốc này, bao gồm: thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương như carbamazepine, phenobarbital, phenytoin; thuốc kháng lao rifampin, thuốc trị rối loạn mỡ máu cholestyramine, vitamin K.
Thực phẩm giàu vitamin K có thể làm giảm tác dụng của warfarin
Thảo dược ảnh hưởng tác dụng của warfarin
Một số loại thảo dược sau đây có thể khiến INR quá cáo hoặc quá thấp: cần tây, tỏi, gừng, đinh hương, Coenzyme Q-10, cỏ linh lăng, Đan sâm nhân sâm, trà xanh, cam thảo, mùi tây. Khi bạn sử dụng chúng với một lượng thấp để làm gia vị thì không đáng lo ngại, nhưng nếu dùng quá nhiều, hãy hỏi ý kiến bác sỹ để tránh nguy cơ chảy máu quá mức.
Xem thêm: Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim: những điều cần lưu ý khi sử dụng
Những điểm cần lưu ý khi sử dụng warfarin
Bất kỳ thay đổi nhowror trong cuộc sống hàng ngày cũng có thể ảnh hưởng đến tác dụng của warfarin, vì vậy người bệnh cần hiểu rõ để đạt được hiệu quả điều trị mà không gặp phải tác dụng phụ. Sau đây là những điểm cần lưu ý:
– Hãy uống warfarin theo hướng dẫn về liều lượng và thời gian hàng ngày.
– Nên kiểm tra chỉ số INR định kỳ 1 tháng/lần hoặc nhiều hơn để được điều chỉnh liều phù hợp.
– Trao đổi với bác sỹ về tất cả các loại thuốc, thảo dược bạn đang dùng, kể cả thuốc không kê đơn, vì nhiều loại thuốc có thể tương tác với warfarin.
– Nói cho bác sỹ hoặc nha sỹ, người thân biết rằng bạn đang dùng warfarin.
– Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa vitamin K mỗi tuần, do chúng làm tăng nguy cơ đông máu.
– Nếu bạn quên uống 1 viên thuốc, không được dùng liều gấp đôi, chỉ nên dùng liều đã quên càng sớm càng tốt vào cùng một ngày. Không dùng liều warfarin gấp đôi của ngày hôm sau để thay thế cho liều đã quên.
– Theo dõi các dấu hiệu chảy máu bất thường và vết bầm tím. Gọi cấp cứu ngay nếu bị chảy máu quá mức.
– Không thay biệt dược của warfarin mà không có ý kiến của bác sỹ. Bởi các thương hiệu khác nhau của warfarin có thể không giống nhau về hàm lượng hoạt chất.
– Không tự ý ngừng warfarin, ngay khi làm răng mà không hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.
– Nên kiếng uống rượu khi dùng warfarin.
– Nếu có dấu hiệu mang thai, hãy ngừng ngay warfarin và trao đổi lại với bác sỹ tim mạch của bạn.
Để tránh nguy cơ chảy máu trong khi dùng warfarin, người bệnh nên có một số thay đổi bao gồm:
– Sử dụng bàn chải sợi mềm
– Dùng chỉ nha khoa hơn là dùng tăm xỉa răng.
– Nên dùng máy cạo râu thay cho dùng dao hoặc lưỡi lam
– Cẩn thận khi sử dụng các vật sắc nhọn như dao và kéo
– Tránh các hoạt động có nguy cơ bị té ngã hoặc chấn thương, ví dụ như chơi các môn thể thao.
Xem thêm:
- 14 siêu thực phẩm người rối loạn nhịp tim nên ăn để giảm nhịp tim
-
Bí quyết giảm nhịp tim nhanh, ngoại tâm thu, rối loạn thần kinh tim
Lê Giang
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com