Tim đập nhanh khiến nhiều người lo lắng không biết là bệnh gì. Với 1 số người thì đó chỉ là triệu chứng nhất thời khi quá lo lắng, vui, buồn hay tim đập nhanh trước 1 sự kiện quan trọng. Nhưng đó cũng là dấu hiệu của bệnh rối loạn nhịp tim như rối loạn thần kinh tim, nhịp nhanh xoang, ngoại tâm thu, nhịp nhanh kịch phát, rung nhĩ, rung thất… Hiểu về nguyên nhân tim đập nhanh mới có thể giúp bạn điều trị hiệu quả.
Tim đập bao nhiêu là nhanh?
Tim đập nhanh là tình trạng nhịp tim vượt quá ngưỡng giới hạn thông thường. Ở người khỏe mạnh trưởng thành trong trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi, nhịp tim bình thường dao động từ 60-100 nhịp/phút (bpm). Nhịp tim trên 100 nhịp/phút được coi là tim đập nhanh.
Bảng nhịp tim bình thường của người khỏe mạnh
Nguyên nhân khiến tim đập nhanh
Tim đập nhanh có thể là đáp ứng của cơ thể với một trạng thái nào đó, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý, sau đây là những nguyên nhân phổ biến gây nhịp tim nhanh:
Tình trạng căng thẳng, stress kéo dài
Triệu chứng tim đập nhanh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những người trẻ tuổi, bởi những áp lực, căng thẳng trong cuộc sống tăng lên, khiến nhiều người rơi vào trạng thái stress, lo lắng quá, mất ngủ triền miên, làm gia tăng lượng hormon gây co mạch là adrenalin.
Bệnh rối loạn nhịp tim
Nếu tim đập nhanh diễn ra thường xuyên mà không phải do quá vui, buồn, vừa vận động mạnh thì rất có thể là dấu hiệu của các dạng rối loạn nhịp tim sau đây:
Rối loạn thần kinh tim
Rối loạn thần kinh tim rất dễ xuất hiện ở người hay bị stress vì gia đình, công việc, chuyện vợ chồng con cái không như ý. Không chỉ làm tim đập nhanh, mà còn khiến bạn đau ngực, vã mồ hôi, khó thở, run rẩy tay chân, nuốt vướng, khó nuốt, nghẹn ở cổ. Những người mắc bệnh này thường hay lo lắng thái quá, bi quan, không tin tưởng vào kết luận của bác sỹ nên sẽ đi khám rất nhiều nơi. Nhưng hầu như đi khám đều không tìm ra bệnh, khiến cho người bệnh nghĩ rằng bản thân mình bị hoang tưởng, bị ma làm.
Xem thêm: Rối loạn thần kinh tim: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Ngoại tâm thu
Bệnh này cũng gặp nhiều ở người hay stress, người bị rối loạn điện giải. Đặc trưng của bệnh này là cảm giác tim đập bỏ nhịp, hụt hẫng trong lồng ngực như vừa bước hụt chân, tim đập lúc nhanh lúc chậm, ngủ hay mơ rồi giật mình tỉnh dậy làm tim đập loạn nhịp nhiều hơn.
Xem thêm: Ngoại tâm thu thất: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nhịp nhanh kịch phát
Nhịp tim tăng đột ngột có thể lên đến 180-200 nhịp/phút cực nguy hiểm và phải đi cấp cứu ngay đề phòng biến chứng ngưng tim.
Xem thêm: Các phương pháp điều trị nhịp tim nhanh trên thất hiệu quả
Hội chứng Wolff – Parkinson White (WPW)
Hội chứng này thường gặp ở trẻ em,có tính di truyền và cũng có đầy đủ triệu chứng như các dạng rối loạn nhịp tim nhanh khác.
Tim đập nhanh không rõ nguyên nhân
Tim đập nhanh kèm hồi hộp, mệt mỏi nhưng đi khám không tìm ra nguyên nhân. Dạng này cũng gần tương đồng với rối loạn thần kinh tim.
Xem thêm: Tim đập nhanh không rõ nguyên nhân có nên dùng Ninh Tâm Vương?
Rung nhĩ
Đây là dạng rối loạn nhịp phổ biến và làm cho tim đập rất nhanh lên đến 250-350 nhịp/phút. Bệnh này vô cùng nguy hiểm vì nếu không được phát hiện, điều trị sớm có thể làm xuất hiện cục máu đông, gây nhồi máu cơ tim và tăng nguy cơ đột quỵ lên đến 5 lần.
Xem thêm: Rung nhĩ và các câu hỏi thường gặp
Rung thất
Tim đập cực nhanh và có thể làm ngừng tim đột ngột nên cần phải đi cấp cứu càng sớm càng tốt khi cơn rung thất xuất hiện.
Xem thêm: Rung thất và những câu hỏi thường gặp
Các bệnh tim mạch khác
Các bệnh tim mạch như tăng huyết áp lâu ngày sẽ làm giãn cơ tim, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim để lại sẹo cơ tim, sau phẫu thuật tim, mỡ máu cao, hẹp van tim, hở van tim, suy tim đến giai đoạn nào đó sẽ gây rối loạn nhịp tim. Khi đó cần ưu tiên điều trị để giúp ổn định nhịp tim trước.
Chuyên gia tim mạch cảnh báo về nguyên nhân gây loạn nhịp tim thường gặp
Bệnh ngoài tim và một số thuốc trị ho, cảm cúm
Các bệnh lý như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, cường giáp basedow, thiếu máu, hạ kali máu, trào ngược dạ dày thực quản… đều có thể gây rối loạn nhịp tim.
Phụ nữ đến chu kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc ở giai đoạn mãn kinh, tiền mãn kinh đều làm thay đổi nồng độ hormon sinh dục nữ và những thay đổi này có thể tác động đến nhịp tim.
Thuốc điều trị hen phế quản, cảm cúm có thể làm tim đập nhanh hơn do kích thích hệ thần kinh thực vật. Một số dược liệu có trong siro trị ho hen, cảm lạnh như Ma Hoàng cũng làm tăng nhịp tim; Cây Sơn Tra, Nữ lang, Nhân sâm cũng gây tác dụng như vậy.
Xem thêm: Tim đập nhanh do tiền mãn kinh có nguy hiểm không, phải làm sao?
Rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích
Chất kích thích như caffein có trong: cà phê, trà, nước ngọt, nước tăng lực, sôcôla; nicotin có trong thuốc lá hay cồn có trong rượu, bia… gây co mạch, kích thích hệ thần kinh thực vật từ đó làm nhịp tim tăng.
Sau khi ăn no
Một bữa ăn no cũng có thể là nguyên nhân làm tim phải đập nhanh để đảm bảo cung cấp máu cho hệ tiêu hóa. Ăn thực phẩm chứa nhiều đường như bánh, kẹo, nước ngọt, làm đường huyết trong máu tăng cao cũng khiến tim đập nhanh. Ngược lại, đường huyết thấp cũng làm tăng nhịp tim vì tình trạng này kích thích giải phóng hormon làm tăng nhịp tim đó là adrenalin.
Xem thêm: Tim đập nhanh sau khi ăn: nguyên nhân và cách làm giảm nhịp tim

Chứng ngưng thở khi ngủ
Là một chứng bệnh tương đối phổ biến nhưng ít được chú ý. Hội chứng này được biểu hiện bởi sự ngừng thở từng đợt trong giấc ngủ đêm, mỗi đợt ngưng thở có thể kéo dài từ vài giây cho tới vài phút, sau đó trở lại bình thường và lặp lại khoảng 30 lần trở lên trong vòng 1 tiếng. Người bệnh có thể bị giật mình tỉnh giấc lúc nửa đêm, gây mất ngủ. Khi quá trình thở bị gián đoạn sẽ làm ảnh hưởng tới nhịp tim và huyết áp, gây tăng nhịp tim.
Nguyên nhân khác
Một số thủ phạm làm tim đập nhanh khác có thể kể đến bao gồm:
- Nhiễm trùng
- Rối loạn điện giải (do sốt, tiêu chảy…)
- Tập luyện quá mạnh trong ngày hoặc quan hệ tình dục trước khi ngủ
Xem thêm:Vì sao tim đập nhanh: bật mí 7 nguyên nhân làm tăng nhịp tim
Triệu chứng tim đập nhanh thường đi kèm với biểu hiện nào khác?
Nhịp tim tăng nhanh nhưng tim bơm máu không hiệu quả nên lượng máu tới các cơ quan quan trọng như não, tim… làm xuất hiện các biểu hiện khác bao gồm:
– Mạch nhanh, nhìn thấy mạch phập phồng ở cổ tay, ở cổ
– Cảm giác rung trong lồng ngực, sờ thấy tim đập rõ ràng trong lồng ngực.
– Cảm thấy khó chịu trong lồng ngực, đau tức ngực và hồi hộp, cảm nhận như tim đập ở trên bụng.
– Khó thở, phải hít thật sâu nhưng vẫn cảm giác thiếu không khí, ngột ngạt giống như trong phòng kín không có không khí để thở.
– Choáng váng, mệt mỏi do giảm lượng máu lên não, não thiếu oxy
– Mệt mỏi kéo dài: Không đỡ sau khi nghỉ ngơi, thậm chí là vừa ngủ dậy đã thấy mệt
– Ngất xỉu do lưu lượng máu lên não bị ngưng đột ngột.
– Đánh trống ngực: Là cảm giác khi thấy tim đập quá mạnh, mỗi người bệnh lại có những mô tả khác nhau về biểu hiện này:
+ Là cảm giác hụt hẫng trong lồng ngực.
+ Cảm giác tim bị ngưng mất vài giây, ngay sau đó là một nhịp đập mạnh, giống như có ai đó đấm vào ngực.
– Tim đập nhanh khi nằm, tim đập nhanh về đêm: Phần lớn những người bị tim đập nhanh vào ban đêm (khi ngủ) thì ban ngày nhịp tim của họ cũng không khác biệt nhiều. Tuy nhiên ở một số người cho rằng tim họ chỉ đập nhanh vào ban đêm hay khi nằm xuống, bởi những thời điểm này thường ít âm thanh, không ồn ào, cơ thể lại lại trong trạng thái nghỉ ngơi nên người bệnh dễ nhận thấy triệu chứng tim đập nhanh hơn.
Xem thêm: Triệu chứng tim đập nhanh và cách điều trị hiệu quả
Tim đập nhanh có nguy hiểm không?
Hầu hết các dạng rối loạn nhịp tim nhanh sẽ ít khi gây nguy hiểm ngay tức khắc, trừ những dạng làm nhịp tim tăng quá cao như rung nhĩ, rung thất, nhịp nhanh kịch phát có thể làm ngừng tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Triệu chứng này là rào cản lớn trong cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Sức khỏe suy giảm sẽ không thể sinh hoạt bình thường và chăm sóc cho gia đình, con cái, bố mẹ; người thân lo lắng buồn phiền. Kéo theo đó là chi phí điều trị tốn kém, mỗi lần đi viện đều tốn tiền triệu, trong khi đó không thể đi làm.
Khi bạn còn trẻ, cơ thể còn có thể tự cân bằng được nhưng sau 5- 10 năm cùng với sự lão hóa thì tần suất các cơn tim đập nhanh ngày 1 nhiều cùng với biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Đến lúc đó có khi việc dùng thuốc không còn tác dụng thì bạn sẽ cần can thiệp như đốt điện tim, đặt máy khử rung, đặt máy tạo nhịp với chi phí từ vài chục triệu đến vài trăm triệu.

Xem thêm: Tim đập nhanh có nguy hiểm không? Cách nào giảm được nhịp tim?
Tim đập nhanh có chữa được không?
Việc có chữa được khỏi hoàn toàn hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân. Ví dụ bạn bị tim đập nhanh do uống cà phê, bị cường giáp, hay do tác dụng phụ của thuốc thì chỉ cần kiểm soát tốt yếu tố đó, nhịp tim sẽ ổn định.
Tuy nhiên, đại đa số bệnh lý làm tim đập nhanh khó chữa khỏi hoàn toàn vì có thể bây giờ điều trị ổn, nhưng thời gian sau do 1 cú sốc, sang chấn tâm lý có thể khiến bệnh tái phát. Nhưng bạn cũng đừng vì vậy mà lo lắng, bởi vẫn có cách giúp bạn ổn định nhịp tim hiệu quả từ chính lối sống lành mạnh và thảo dược thiên nhiên.
Xem thêm: Tim đập nhanh, khó thở, chóng mặt có chữa được không?
Cách chữa tim đập nhanh: giải pháp nào hiệu quả?
Để có cách chữa tim đập nhanh phù hợp và hiệu quả thì việc cần làm đầu tiên là xác định nguyên nhân gây loạn nhịp, sau đó người bệnh sẽ được chỉ định một hoặc nhiều phương pháp sau:
Thuốc điều trị tim đập nhanh
Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim gồm 2 nhóm thuốc chính được sử dụng là thuốc chống loạn nhịp tim và thuốc chống đông máu (để ngăn ngừa biến chứng đột quỵ, nhồi máu cơ tim). Nếu xác định được nguyên nhân làm tim đập nhanh thì bác sỹ sẽ cho bạn thuốc điều trị nguyên nhân đó.
Các thuốc chống loạn nhịp
– Thuốc chẹn beta: Được sử dụng phổ biến trong điều trị nhịp tim nhanh, điển hình là Betaloc, Betaloc Zok, Nebilet, Concor…
– Thuốc chẹn kênh canxi: Làm gián đoạn quá trình chuyển canxi vào mô tim nên giảm nhịp tim nhanh.
– Thuốc chẹn Natri
– Thuốc chẹn Kali…
Thuốc chống đông máu
Giúp làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông ở 1 số trường hợp bị rối loạn nhịp tim nhanh như rung nhĩ, cuồng nhĩ, nhịp nhanh thất. Từ đó giúp ngăn ngừa đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Thuốc điều trị bệnh lý nền
Dùng để kiểm soát tận gốc các nguyên nhân gây tăng nhịp tim
Bác sĩ sẽ là người lựa chọn và quyết định loại thuốc nào phù hợp với bạn. Tuy nhiên việc sử dụng các thuốc chống loạn nhịp kéo dài có thể gây ra nhiều tác động bất lợi, một trong số đó là lại làm cho tình trạng rối loạn nhịp trở nên trầm trọng hơn nếu bạn bỏ thuốc đột ngột hoặc uống không đúng chỉ dẫn. Vì vậy, trong quá trình sử dụng cần có sự theo dõi và thăm khám định kỳ của bác sĩ.
Xem thêm: Tim đập nhanh tay chân run khó thở và cách điều trị hiệu quả
Can thiệp, phẫu thuật điều trị tim đập nhanh
Đốt điện tim
Theo Chuyên gia tim mạch Phạm Trần Linh – Phó Chủ tịch Phân hội Nhịp tim Việt Nam thì chỉ định đốt điện tim để chữa tim đập nhanh được tiến hành khi mà thuốc cùng những biện pháp khác không mang lại hiệu quả nhiều. Các triệu chứng như mệt mỏi, hẫng hụt, ngưng tim tạm thời, khó thở, nghèn nghẹn ở cổ vẫn xuất hiện thường xuyên. Khi đó, liệu pháp này có thể giúp bạn có cơ hội lấy lại nhịp tim ổn định. Ngoài ra, nếu dùng thuốc gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng (nhịp tim hạ quá mức, mệt mỏi…) thì đốt điện tim sẽ là lựa chọn phù hợp trong trường hợp này.
Ở mỗi bệnh viện thì có mức chi phí đốt điện tim khác nhau, phụ thuộc vào đó là bệnh viện công hay bệnh viện tư, trang thiết bị có hiện đại không, tình trạng của bệnh nhân, chính sách hỗ trợ. Trong đó dao động từ 50 đến 100 triệu đồng. Trường hợp có bảo hiểm y tế đúng tuyến hoặc chuyển tuyến, bệnh nhân sẽ được hỗ trợ khá nhiều nên chi phí thực tế bỏ ra sẽ ít hơn nhiều.
Tin vui cho người bệnh ngoại tâm thu và cả những người bị rối loạn nhịp tim, đó là bảo hiểm y tế đã chi trả 80-100% chi phí can thiệp triệt đốt điện tim. Ví dụ nếu bảo hiểm của bạn là 100% thì chi phí thực tế của bạn phải trả là khoảng 2-3 triệu tiền thuốc men mua ngoài và phụ phí khác.
Xem thêm: Nhịp tim nhanh tái phát sau khi đốt điện tim nên làm gì?
Đặt máy khử rung tim
Máy khử rung tim là một thiết bị chạy bằng pin được đặt dưới da. Nếu nhịp tim quá nhanh, thiết bị sẽ phát một cú sốc điện nhằm khôi phục lại nhịp tim bình thường.
Đây được coi là thiết bị hữu ích trong việc ngăn ngừa nguy cơ đột tử ở người bệnh có nhịp nhanh thất bền vững hoặc rung thất. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ICD đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn nguy cơ ngừng tim ở những người bệnh có rối loạn nhịp thất đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, chi phí đặt máy khử rung khá tốn kém, khoảng 350 triệu và sau vài năm máy có thể hết pin.
Xem thêm:
– Những điều cần lưu ý khi chung sống với máy khử rung tim
– Chi phí phẫu thuật cấy máy khử rung tim?
Chữa tim đập nhanh bằng thảo dược quý “Khổ sâm”
Kiên trì dùng sản phẩm được bào chế từ thảo dược quý, tốt cho nhịp tim như Khổ sâm, Đan sâm chính là cách để ổn định nhịp tim hiệu quả mà có thể bạn chưa biết.
Cây Khổ sâm (Sophora flavescens Ait) là thảo dược Đông y quý giá đã được chứng minh giúp ổn định nhịp tim, giảm đau ngực, khó thở, chân tay bủn rủn, mệt mỏi hiệu quả. Những ai kiên trì sử dụng thảo dược Đông y này đều đạt được hiệu quả cao trong điều trị rối loạn nhịp tim.

Các nghiên cứu cho thấy Khổ sâm có chứa 3 hoạt chất sinh học Matrine, Oxymatrine, Kurarinone giúp điều chỉnh lại các rối loạn, tác động vào cả phần “ngọn” là triệu chứng và phần “rễ” nguyên nhân từ đó mang lại hiệu quả cao trong ổn định nhịp tim
Hiện nay, Khổ sâm đã được ứng dụng bào chế trong TPCN Ninh Tâm Vương , được rất nhiều người bệnh đánh giá tốt vì hiệu quả ổn định nhịp tim. Dù là rối loạn nhịp tim do nhịp nhanh xoang, rối loạn thần kinh tim, ngoại tâm thu, tim đập nhanh không rõ nguyên nhân, loạn nhịp do tiền mãn kinh… thì dùng Ninh Tâm Vương đều đem lại hiệu quả cao.
Lắng nghe đánh giá, review về TPCN Ninh Tâm Vương của chính những người bị rối loạn nhịp tim nay đã ổn định, không còn đau ngực, mệt mỏi, khó thở trong clip sau:
Đánh giá của người rối loạn nhịp tim về TPCN Ninh Tâm Vương
TPCN Ninh Tâm Vương – tự hào là sản phẩm độc đáo từ thiên nhiên, an toàn và hiệu quả cho người rối loạn nhịp tim nhanh
Xem thêm: Người bệnh rối loạn nhịp tim nói gì về hiệu quả của Ninh Tâm Vương?

Các cách giúp cắt cơn nhịp tim nhanh tức thì
Nếu nhịp tim tăng lên đột ngột, bạn hãy dừng ngay mọi công việc, ngồi ở nơi thoáng và thử các cách sau:
– Hít thở sâu từ từ: Ngay khi bạn nhận thấy một cơn nhịp tim nhanh bất thường, hít một hơi thật sâu và thở ra từ từ. Bằng cách hít thở chậm và đều có thể giúp nhịp tim của bạn trở lại nhịp điệu bình thường ngay lập tức.
– Nghiệm pháp Valsalva: Trong trường hợp tình trạng hồi hộp tim đập nhanh vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm, bạn hãy thực hiện nghiệm pháp Valsalva – bịt mũi, ngậm miệng, bịt tai, sau đó ép hơi thở ra thật mạnh, nhưng không cho hơi ra. Thao tác này giúp gia tăng áp lực lên ngực và này có thể giúp thiết lập lại nhịp tim bình thường. Nhưng lưu ý là không được áp dụng nếu bạn bị bệnh mạch vành, có nguy cơ nhồi máu cơ tim.
– Ho mạnh:Tương tự như nghiệm pháp Valsalva, ho mạnh sẽ làm gia tăng áp lực bên trong ngực và có thể giúp nhịp tim trở về bình thường.
– Uống một ít nước lạnh hoặc rửa mặt bằng nước lạnh: cũng có thể giúp khôi phục lại nhịp tim bình thường.
– Giảm sự căng thẳng: Căng thẳng là một yếu tố nguy cơ làm các kích hoạt cơn nhịp nhanh, vì vậy bạn hãy dành ra khoảng 30p mỗi ngày để thư giãn và thả lỏng cơ thể bằng cách tập thiền, hay nhỏ một giọt tinh dầu thơm vào khăn tay để hít hương thơm dễ chịu. Đặc biệt bạn cần ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm để cơ thể được phục hồi năng lượng sau một ngày làm việc căng thẳng.
Các phương pháp ổn định nhịp tim lâu dài
Một số cách đơn giản dưới đây có thể giúp bạn giảm được triệu chứng tim đập nhanh:.
Xây dựng lối sống lành mạnh
– Loại bỏ các chất kích thích đã được liệt kê ở trên ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày, đặc biệt là không được sử dụng chúng trước khi đi ngủ.
– Tản bộ ngoài trời nắng vào đầu buổi sáng hoặc cuối buổi chiều. Ánh sáng tự nhiên sẽ giúp điều chỉnh nhịp sinh học của bạn, giúp cơ thể bạn tỉnh táo vào ban ngày và ngủ ngon hơn vào ban đêm.
– Đi ngủ đúng giờ, giữ không gian yên tĩnh, tránh các tiếng ồn và tắt hết đèn khi đi ngủ
– Thư giãn cơ thể bằng cách tắm nước nóng, tập hít thở sâu, tập thiền hay yoga mỗi ngày. Điều này sẽ giúp giữ cho nhịp tim ổn định và tạo tinh thần thư thái dễ đi vào giấc ngủ.
– Hạn chế uống nhiều nước trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ bởi chúng có thể khiến bạn tỉnh giấc vào ban đêm để đi vệ sinh.
– Ngừng làm việc ít nhất một giờ trước khi đi ngủ. Hãy tắt điện thoại di động, máy tính xách tay của bạn, đồng thời cố gắng thư giãn và đừng lo lắng về các công việc của ngày mai.
Xem thêm: 4 bài tập chữa nhịp tim nhanh hiệu quả
Tim đập nhanh nên ăn gì để ổn định nhịp tim?
Người rối loạn nhịp tim nhanh cần lưu ý trong chế độ ăn uống để nâng cao hiệu quả kiểm soát nhịp tim:
– Ăn nhiều rau xanh đậm, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Bổ sung thực phẩm giàu omega 3 trong bữa ăn từ các loại cá biển, dầu cá cũng giúp nhịp tim đập ổn định hơn
– Bổ sung khoáng chất để ngăn chặn cơn nhịp tim nhanh, điển hình như Magie, Kali có trong cải bó xôi, rau diếp, măng tây, cần tây, hạt đậu đỏ, bơ, nho, đào, khoai tây, chuối
– Ăn giảm chất béo, chất đường, ăn nhạt để giảm yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch.
– Không sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu bia, trà đặc.
– Không sử dụng thức ăn đóng hộp, chế biến sẵn, thay vào đó nên tự chế biến thức ăn tại nhà.
Xem thêm: Tim đập nhanh nên ăn gì để ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp?
Mặc dù không phải tất cả các trường hợp tim đập nhanh đều nghiêm trọng, cần phải điều trị, nhưng khi những triệu chứng này xuất hiện bạn cũng không nên chủ quan, hãy thường xuyên theo dõi các dấu hiệu bất thường của cơ thể để thăm khám và điều trị bệnh kịp thời, tránh rủi ro cho sức khỏe.
Thanh Hoa
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com
Tôi 50 tuổi là nữ, bị mất ngủ tim đập nhanh có cách nào trị không? đi khám ở phòng khám thì bảo bị rối loạn thần kinh cho uống thuốc Bê ta lốc đỡ nhưng phải uống suốt đời à? có cách nào điều trị dứt hẳn được bệnh không?
Chào bạn,
Ở độ tuổi của bạn và là giới tính nữ thì khả năng cao bạn đang bị rối loạn thần kinh tim trong giai đoạn tiền mãn kinh do có sự thay đổi đột ngột nội tiết tố. Việc điều trị bằng Betaloc cho tình trạng của bạn cũng là giải pháp tình thế, giúp giảm triệu chứng, còn nguyên nhân chính thì ít tác động được, chỉ đến khi bạn qua giai đoạn mãn kinh thì may ra nhịp tim mới về bình thường. Vì vậy, trước mắt bạn vẫn nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ để giảm nhịp tim và giảm lo lắng căng thẳng.
Song song với đó, bạn nên giữ tâm lý ổn định, thư thái, tránh lo lắng căng thẳng bằng các bài tập như hít sâu thở chậm, ngồi thiền, yoga, đi bộ; nên ngủ đủ 6-8 tiếng/ngày và không dùng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia. Bạn cũng có thể kết hợp thêm giải pháp hỗ trợ điều trị chuyên biệt cho chứng rối loạn nhịp tim nhanh, ngoại tâm thu như tpcn Ninh Tâm Vương để giúp giảm tim đập nhanh, hồi hộp, trống ngực, mệt mỏi và phòng tránh các biến chứng của bệnh. Bạn có thể xem chia sẻ của 1 trường hợp tương tự như bạn, nhưng sau khi dùng sản phẩm thì sức khỏe đã ổn định: https://www.youtube.com/watch?v=LWfTa8vu34w&index=1&list=PL9Uw3zMEm1Mp_ZtK9Ub_7dctwqSaxpcHw
Bài viết sau cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về chế độ tập luyện để giảm tim đập nhanh bạn có thể đọc thêm https://loannhiptim.co/roi-loan-nhip-tim/phuong-phap-tap-luyen/tap-luyen-giup-dieu-tri-roi-loan-than-kinh-tim.html
Thân mến.
Chào bác sĩ năm nay tôi 34 tuổi tôi bị rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh, nhịp đập nhịp bỏ, dau that ngực khó thở, run cơ, ra mồ hoi chân tay hơi hộp đánh trống ngực khó thở choáng váng có lúc khó thở như xắp chết ý mong bác sĩ tư vấn giúp em với ạ
Chào bạn,
Dựa vào những gì bạn mô tả, rất có thể bạn đang gặp phải chứng rối loạn thần kinh tim, đây là hệ thần kinh tự động của cơ thể, cho nên hầu hết các hoạt động tự động khác cũng bị ảnh hưởng, nên xuất hiện cả các triệu chứng khác ngoài tim đập nhanh hồi hộp như vã mồ hôi, run chân tay, tăng tiết dịch dạ dày, cảm giác ngộp thở, thiếu không khí để thở… Bệnh chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tâm lý, cho nên bạn cần giữ tâm lý ổn định, tránh lo lắng căng thẳng, ngủ đủ giấc, nghe nhạc thư giãn… kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, tăng cường rau xanh, trái cây tươi, hạn chế đồ chiên xào, dầu mỡ, nội tạng động vật, nên tập các môn thể thao tốt cho tim như hít sâu thở chậm, ngồi thiền, yoga, đi bộ, đạp xe…
Không rõ hiện tại bạn có dùng thuốc gì không? Bạn đã đi khám ở đâu chưa? Nếu đã đi khám rồi và được chỉ định thuốc điều trị thì bạn nên dùng đầy đủ, còn nếu chưa đi khám thì bạn cũng nên sắp xếp đi khám sớm để được dùng thuốc phù hợp. Đồng thời, để kiểm soát nhịp tim và giảm biểu hiện của rối loạn thần kinh tim như hồi hộp, trống ngực, tức ngực, nhịp tim nhanh, hoa mắt, chóng mặt, khó ngủ, bạn nên sử dụng sớm Tpcn Ninh Tâm Vương https://loannhiptim.co/roi-loan-nhip-tim/phuong-phap-dieu-tri/tpcn-ninh-tam-vuong-ho-tro-dieu-tri-nhip-tim-nhanh-ngoai-tam-thu-hieu-qua.html
https://www.youtube.com/watch?v=LWfTa8vu34w&index=1&list=PL9Uw3zMEm1Mp_ZtK9Ub_7dctwqSaxpcHw
Để được tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, bạn có thể gọi điện thoại trực tiếp tới số 0966.491.285.
Bạn tham khảo thêm về chế độ dinh dưỡng và tập luyện tốt cho bản thân tại bài viết sau:
http://bit.ly/tập-luyện-khi-bị-tim-đập-nhanh
http://bit.ly/Tim-đập-nhanh-ăn-gì-tốt-nhất
Thân mến
Em 23 tuổi, đi khám bảo tim đập nhanh va nói là do nhiễm độc cường giáp. Vậy nhiễm độc cường giáp nguy hiểm không? Điều trị thế nào ạ?
Chào bạn,
Nhiễm độc tuyến giáp là tình trạng tuyến giáp sản sinh ra quá nhiều hormone tuyến giáp, làm tăng nhịp tim và tăng chuyển hóa của cơ thể. Chứng cường giáp là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng của bạn hiện nay.
Bệnh nhiễm độc tuyến giáp là một bệnh lý nguy hiểm, sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị phù hợp. Trong đó, biến chứng gặp phải nhiều nhất là biến chứng tim gồm rung nhĩ kết hợp với phản ứng của thất trái khó kiểm soát. Bên cạnh đó, nhiễm độc tuyến giáp còn gây ra các biến chứng như:
Tăng kali máu, loãng xương và nhiễm calci thận.
Ở nam giới có thể sẽ bị giảm tình dục, liệt dương, giảm số lượng tinh trùng và vú to.
Việc điều trị nhiễm độc giáp thì sẽ được thay đổi tùy theo nguyên nhân tuổi, bệnh cảnh lâm sàng, yêu cầu và mức độ bệnh của bệnh nhân để bác sĩ chỉ định việc sử dụng thuốc điều trị hay tiến hành can thiệp phẫu thuật.
Vì vậy với trường hợp của bạn cần tái khám và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ là được bạn nhé. Sau khi bệnh nhiễm độc giáp được kiểm soát thì nhịp tim của bạn sẽ trở về bình thường nên bạn yên tâm. Hiện nay bác sĩ có thể cho bạn kết hợp thêm một số thuốc chống loạn nhịp tim nếu nhịp tim của bạn đập quá nhanh.
Đặc biệt, bạn cũng có thể kết hợp thêm giải pháp hỗ trợ chuyên biệt cho chứng rối loạn nhịp tim như TPCN Ninh Tâm Vương để giúp ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực và phòng nguy cơ suy tim do tim đập nhanh gây nên.
Chúc bạn sức khoẻ!