Nếu bạn đang gặp phải chứng rung nhĩ, tim đập nhanh, hồi hộp, trống ngực, hãy thử 1 số động tác yoga nhẹ nhàng để cảm nhận hiệu quả bất ngờ của phương pháp này.
Tiến sĩ – Bác sĩ Dhanunjaya Lakkireddy, cho biết: “Nhịp tim trong cơ thể được điều khiển bởi sự giao tiếp giữa tim và não”. Nếu bạn bị rung nhĩ, tập yoga có thể giúp ổn định, phòng ngừa hiện tượng tăng nhịp tim và làm chậm nhịp tim. Nghiên cứu của ông về yoga và rung nhĩ được đăng tải trên Tạp chí tim mạch của đại học Hoa Kỳ.

Điều chỉnh hơi thở để kiểm soát nhịp tim
Trước khi tập yoga, người bệnh rung nhĩ hãy lựa chọn loại yoga phù hợp với bản thân mình, bởi một số dạng yoga không hề thư giãn, hãy lựa chọn các bài tập yoga nhẹ nhàng. Những người bệnh tim mạch không nên tập Yoga nóng (Birkham yoga) và Power yoga (Ashtanga yoga) do các loại hình này cần tập luyện cường độ mạnh để đốt cháy năng lượng ở mức tối đa. Bạn nên bắt đầu với các loại hình yoga giúp cân bằng và điều chỉnh cơ thể thông qua bài tập thiền định để kiểm soát hơi thở cùng với hoạt động toàn cơ thể. Tuy nhiên, nếu không phù hợp với loại hình này, bạn có thể lựa chọn loại yoga khác.
Sau đây là 3 bài tập thở mà Andrew Tanner – giám đốc trung tâm Yoga Alliance, từng có 13 năm giảng dạy bộ môn này khuyến khích người bệnh rung nhĩ áp dụng:
Hơi thở đại dương (Ujjayi): Sẽ giúp làm chậm và kiểm soát hơi thở của bạn. Hãy chọn cho mình một góc thoải mái, ngồi thẳng lưng, và từ từ nhắm mắt lại. Hơi thở có âm thanh, hãy lắng nghe âm thanh đó, quan sát nó, tìm cách kiểm soát nó. Một hơi thở Ujjayi sâu, dài, sẽ có đủ 4 thì bằng nhau: hít vào – giữ khí – thở ra – giữ khí, luồng khí khi đi qua mũi đủ sâu và dài, sẽ nghe như tiếng sóng biển rì rào trong suốt chiều dài hầu họng.
Thở luân phiên (Nadi Shodhana): Đây là cách lấy lại hơi thở của bạn, thực hiện bằng cách sử dụng bàn tay phải, ép ngón cái vào lỗ mũi phải và hít sâu vào qua lỗ mũi trái. Sau đó dùng ngón đeo nhẫn ép vào lỗ mũi trái và thở ra qua lỗ mũi phải. Lưu ý trong quá trình hít thở chỉ 1 bên mũi: đóng bên phải thì thở ra bên trái và ngược lại. Tiếp tục chuỗi động tác này khoảng 10-12 vòng theo trình tự để tìm được sự thăng bằng, bình tĩnh, giúp kết nối 2 bán cầu não tốt hơn.

Thở ba phần (dirgha pranayama): Làm chậm hơi thở của người bị rung nhĩ tương tự phương pháp ujjayi, và sau đó tập trung vào ba phần của thân mình. Bạn sẽ cảm thấy bụng dưới của bạn kéo vào, và sau đó ngực, xương sườn, và đầu bởi xương đòn của bạn nở ra. Tanner cho rằng phương pháp này giúp thư giãn toàn thân.
Thực hiện các động tác yoga cơ bản để ổn định nhịp tim trong rung nhĩ
Khi đã tập làm quen với cách thở và điều khiển hơi thởi, bạn có thể tập các động tác yoga căn bản để các cơ quan trong cơ thể được linh hoạt hơn. Các chuyên gia trong ngành cho biết những người bệnh rung nhĩ tập yoga tối thiểu 2 lần/tuần, liên tục trong 3 tháng có cải thiện đáng kể về nhịp tim cũng như giảm tần suất xuất hiện cơn nhịp tim nhanh. Tuy nhiên, Tanner cũng cảnh báo rằng có nhiều động tác yoga nặng, khó thực hiện, nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của những người mắc bệnh tim mạch. Hãy trao đổi với bác sỹ trước về các bài tập của bạn cũng như tìm kiếm 1 giáo viên hướng dẫn yoga có kinh nghiệm. Sau khi được sự đồng ý của bác sỹ, bạn có thể tập 1 số động tác như sau:
Mèo và bò
+ Bước 1: Chống hai tay và đầu gối xuống sàn. Giữ cho vai thẳng với cổ tay, phần hông thẳng với đầu gối.
+ Bước 2: Hít vào, giữ cho phần bụng thả lỏng hướng xuống sàn. Ưỡn ngực và ngẩng đầu lên.
+ Bước 3: Tthở ra, hóp bụng và uốn cong phần lưng lên như con mèo, đầu cúi xuống. Thực hiện từ 5 đến 10 lần
Gác chân lên tường
+ Nằm xuống, thả lỏng vùng lưng.
+ Bước chân của bạn lên tường để áp lực tập trung vào vùng lưng
+ Giữ vị trí từ 2 đến 5 phút.
David Meyerson, bác sĩ tim mạch của Johns Hopkins nói: “Yoga có thể mang lại lợi ích lâu dài cho những người bệnh rung nhĩ. Bất cứ ai cũng có thể làm được – nó không chỉ dành cho vận động viên. “Nó làm giảm lo lắng, cải thiện tình trạng trầm cảm và kiểm soát huyết áp. Những người làm yoga ít bị ăn quá nhiều và kiểm soát cân nặng tốt hơn”. Tất cả những điều đó mang lại niềm tin rằng yoga giúp loại bỏ dần các cơn rung nhĩ đột ngột và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh một cách hiệu quả.
Lê Hà
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com