Tập thể dục là việc đơn giản nhất, gián tiếp giúp bạn ổn định nhịp tim, nâng cao sức khỏe! Cùng khám phá lợi ích của tập thể dục đối với nhịp tim và cách tập luyện hiệu quả nhé!
Lợi ích mà tập thể dục đem lại cho nhịp tim
“Muốn khỏe đẹp thì phải tập thể thao”. Thật ra, không chỉ khỏe đẹp mà tập thể dục còn đem đến cho chúng ta rất nhiều lợi ích
Có lợi cho huyết áp: tập luyện giúp hạ huyết áp đến khoảng 13 giờ sau đó. Nếu thực hiện thường xuyên còn giúp giảm huyết áp tâm thu từ 5-8 điểm.
Giảm lo lắng, trầm cảm: Cuộc sống bộn bề nhiều lo toan vô hình chung tạo cho chúng ta áp lực, khiến tim đập nhanh hơn. Nếu bạn hay bị stress trong cuộc sống, công việc, học tập thì tốt nhất nên tập thể dục ngay và luôn vì hoạt động thể chất đã được chứng minh làm giảm nguy cơ trầm cảm, giảm lo lắng, giúp bạn hưng phấn, vui tươi hơn.
Giúp ngủ ngon hơn: tim đập nhanh sẽ khiến bạn mất ngủ, ngủ không sâu giấc, hay giật mình. Thế nhưng, bạn có thể ngủ ngon hơn và sâu hơn nếu tập thể dục đều đặn
![Những bài tập thể dục đơn giản giúp ổn định nhịp tim [Hữu ích] 1 Tập thể dục giúp ngủ ngon, giảm huyết áp, giảm cân, vui tươi, giảm lo lắng](https://loannhiptim.co/wp-content/uploads/2020/05/21-11-6NTV-1.jpg)
Giúp giảm cân: thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Khi tập luyện, dù bạn không giảm được cân nhưng cũng giúp cơ tim được “tập luyện” nên sẽ giảm đáng kể nguy cơ rối loạn nhịp tim.
Hướng dẫn cách tập thể dục
Tập thể dục mức độ vừa sức khoảng 22 phút mỗi ngày:
– Đi bộ nhanh
– Bơi lội
– Đạp xe chậm trên địa hình bằng phẳng với tốc độ tối đa khoảng 200m/phút, không cần đạp quá nhanh
– Chơi quần vợt
– Tập yoga: rất nhiều người rối loạn nhịp tim nhận thấy nhịp tim ổn định, ngủ ngon hơn sau 1 thời gian kiên trì tập yoga.
– Tập khiêu vũ, hay làm việc nhà như tưới cây, chăm sóc cây cối
![Những bài tập thể dục đơn giản giúp ổn định nhịp tim [Hữu ích] 2 Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho người rối loạn nhịp tim, nâng cao sức khỏe](https://loannhiptim.co/wp-content/uploads/2020/05/21-11-7NTV-1.jpg)
Sau khi tập các bài tập vừa sức khoảng 1 -2 tháng. Bạn có thể tăng mức độ tập luyện lên, ví dụ như:
– Chạy bộ thay vì đi bộ
– Đạp xe nhanh hơn
Lưu ý là bạn không nên tập quá nặng như tập tạ, hay bê vác vật quá nặng. Nếu có dấu hiệu đau ngực, tức ngực, khó thở… thì hãy dừng tập ngay và nghỉ ngơi.
Bên cạnh các phương pháp điều trị như dùng thuốc thì chắc hẳn tập thể dục thể thao là cách vô cùng đơn giản để bạn ổn định nhịp tim lâu dài. Vì thế hãy kiên trì tập luyện để rèn luyện trái tim và nâng cao sức khỏe cho bản thân nhé!
Bảo An
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com