Khi bạn phát hiện ra mình gặp phải tình trạng rối loạn nhịp tim, điều đó không có nghĩa là bạn không được phép luyện tập hoặc lao động gắng sức. Bạn cần biết rằng, điều trị bằng thuốc đơn thuần sẽ khó có thể hiệu quả bằng việc phối hợp thêm các bài tập hợp lý. Vậy, để luyện tập hiệu quả trong điều trị rối loạn nhịp tim, chúng ta cần làm những gì?
Trước khi người bệnh rối loạn nhịp tim bắt đầu luyện tập
Bước 1: Tới thăm khám và xin ý kiến của bác sĩ điều trị rối loạn nhịp tim
Tới thăm khám tại bác sĩ để nhận được chẩn đoán về loại rối loạn nhịp tim mà bạn gặp phải, từ đó bạn sẽ nhận được hướng điều trị bằng thuốc và lời khuyên cụ thể về chế độ luyện tập thế nào cho phù hợp.
Bước 2: Thường xuyên theo dõi nhịp tim bằng máy Holter trong quá trình điều trị rối loạn nhịp tim
Thiết bị theo dõi nhịp tim có vai trò rất quan trọng, thông thường bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đeo thiết bị này 24/24 giờ để có thể nắm bắt được nhịp tim của bạn, từ đó có những điều chỉnh trong điều trị cũng như luyện tập.
Bước 3: Thực hiện một bài kiểm tra gắng sức để đánh giá mức độ rối loạn nhịp tim
Các bài tập gắng sức như chạy một quãng ngắn có thể được bác sĩ yêu cầu thực hiện để xem bạn có gặp phải các tình trạng như đau thắt ngực ổn định hay không. Với những bệnh nhân có tắc nghẽn động mạch vành, khi vận động gắng sức sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy đau tức ngực, khó thở. Đây là cách các bác sĩ thường dùng đối với các bệnh nhân tim mạch trong việc chẩn đoán tình trạng bệnh.
Trong suốt quá trình luyện tập, người bệnh rối loạn nhịp tim cần lưu ý gì?
Bước 1: Nghe chuyên gia phân tích về vai trò của tập luyện trong điều trị rối loạn nhịp tim
Các bác sĩ, chuyên gia không chỉ chia sẻ cho bạn về cách tập như nào mà họ sẽ cho bạn thấy được ý nghĩa của mỗi bài tập, các điều cần phối hợp trong tập luyện như ăn uống, chế độ kiểm soát cân nặng, nghỉ ngơi thế nào cho hợp lý. Điều này sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc điều trị.
Bước 2: Tái khám định kỳ và chia sẻ về tình trạng rối loạn nhịp tim gần đây với bác sĩ
Việc tái khám định kỳ có vai trò rất quan trọng, thông thường ở những tình trạng nhẹ bạn có thể gặp bác sĩ sau mỗi tháng. Còn với những trường hợp rối loạn nặng hơn, cùng với đó là các bệnh lý tim mạch kèm theo thì bạn có thể tới gặp bác sĩ hàng tuần hoặc thậm chí 3 ngày 1 lần để được theo dõi sát sao.
Với điều trị rối loạn nhịp tim, bạn cần phối hợp các phương pháp từ việc sử dụng thuốc đúng cách và hiệu quả, cho tới chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, đặc biệt đừng bao giờ quên một chế độ luyện tập vừa phải sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng sức khoẻ nhanh chóng hơn.
Thành Nam
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com