VAI TRÒ CỦA KHỔ SÂM TRONG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN NHỊP TIM

876 Lượt xem

5/5 - (4 bình chọn)

Khổ sâm (có tên khoa học Sophora flavescens Ait) – còn được biết với tên khác là “Sâm đắng”. Trước đây người ta dùng Khổ sâm để trị các bệnh ngoài da, bệnh đường ruột. Nhưng trong vài thập niên gần đây, các nhà khoa học không khỏi bất ngờ khi phát hiện ra những công dụng tuyệt vời của nó trong điều trị rối loạn nhịp tim.

Khổ sâm – “linh dược” chống rối loạn nhịp tim

Khổ Sâm là một loài cây gỗ nhỏ, được du nhập và sử dụng tại Việt Nam từ những năm 1970. Ít ai ngờ rằng rễ củ của thứ cây mỏng manh, mọc nơi rừng sâu hoang dã này ngày nay lại trở thành “linh dược” giúp hồi phục nhịp đập trái tim. Qua nhiều nghiên cứu của y học hiện đại, các nhà khoa học đã tìm thấy trong rễ củ của Khổ sâm có chứa hai hoạt chất sinh học chính là matrine và oxymatrine có khả năng chống rối loạn nhịp tim hiệu quả.

Khổ sâm – “linh dược” chống rối loạn nhịp tim

Khổ sâm giúp giảm tính kích thích của cơ tim

Nghiên cứu thực hiện tại Đại học Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc cho thấy, hoạt chất matrine trong Khổ sâm có tác dụng ức chế trực tiếp trên cơ tim, đồng thời giảm tính kích thích quá mức của thần kinh tim bằng cách ức chế phóng thích hormone gây tăng nhịp tim là adrenalin.

Tác động này của Khổ Sâm cũng tương tự như tác động của nhóm thuốc chính được sử dụng hiện nay trong điều trị rối loạn nhịp tim là nhóm chẹn beta giao cảm. Tuy nhiên, nó có nhiều ưu thế hơn bởi tác dụng chọn lọc trên cơ tim, nên không gây co thắt phế quản hay hạ nhịp tim quá mức như nhóm chẹn beta, nhờ đó có thể giúp hạn chế tối đa những tác dụng bất lợi cho người bệnh rối loạn nhịp tim khi phải điều trị dài ngày.

Khổ sâm giúp điều hòa nồng độ của các chất điện giải, ổn định điện thế trong tim

Điện thế hoạt động trong tim được duy trì bởi sự chênh lệch nồng độ của các chất điện giải là ion Kali, Natri, Canxi tại màng tế bào cơ tim. Khi nồng độ của các ion này bị thay đổi bởi một số lý do như khiếm khuyết gien quy định hoạt động của các kênh vận chuyển ion, thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, hay do cơ tim bị tổn thương trong bệnh cơ tim giãn, viêm cơ tim, … sẽ làm bất thường điện thế trong tim và gây ra các rối loạn nhịp.

Các nhà khoa học tại Đại học Cáp Nhĩ Tân đã phát hiện ra rằng, hoạt chất oxymatrine trong rễ Khổ sâm có khả năng ức chế đáng kể kênh ion Canxi và Natri, điều hòa nồng độ các chất điện giải ở cơ tim nên giúp ổn định điện thế trong tim, làm giảm tần suất xuất hiện và mức độ của các cơn rối loạn nhịp. Không chỉ vậy, oxymatrine còn có khả năng rút ngắn thời gian phát triển của chứng loạn nhịp tim do co thắt động mạch vành, đồng thời giảm thiểu tỷ lệ tử vong do rối loạn nhịp tim.

Khổ sâm hiệu quả với nhiều dạng rối loạn nhịp tim khác nhau

Các nhà khoa học tại Đại học Y Dược Bắc Kinh đã tiến hành một nghiên cứu lâm sàng nhằm đánh giá tác dụng của Khổ sâm trên 167 bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim nhanh. Mỗi người bệnh được sử dụng 3-10 viên cao Khổ sâm mỗi ngày (1 viên được chiết từ 2g dược liệu). Kết quả cho thấy Khổ sâm có tác động tích cực trên nhiều dạng rối loạn nhịp tim khác nhau như ngoại tâm thu, rung nhĩ, nhịp nhanh thất kịch phát, nhịp xoang nhanh…

Những lợi ích khác của Khổ sâm trên tim mạch

Không chỉ có hiệu quả vượt trội trong điều trị rối loạn nhịp tim, nhiều nghiên cứu còn cho thấy hoạt chất oxymatrine trong Khổ Sâm có khả năng chống oxy hóa, chống lại quá trình apoptosis (quá trình chết tự nhiên của tế bào), nhờ đó giúp bảo vệ tế bào cơ tim, giảm xơ hóa cơ tim và thu hẹp vùng cơ tim hoại tử do thiếu máu cục bộ gây ra. Bên cạnh đó, Khổ sâm còn giúp cải thiện đáng kể chức năng tim, ngăn ngừa cơ tim phì đại, giảm các rối loạn chức năng thất trái và hạn chế suy tim tiến triển.

Xem thêm: Người bệnh rối loạn nhịp tim nói gì về hiệu quả của Ninh Tâm Vương?

Ứng dụng Khổ Sâm trong điều trị rối loạn nhịp tim tại Việt Nam

Trước đây, Khổ sâm được chiết xuất thô bằng cách thu hoạch đào lấy rễ vào mùa thu và mùa xuân, sau đó rửa sạch, phơi khô và sắc uống để làm thuốc. Tuy nhiên phương pháp này khó đảm bảo được nồng độ hoạt chất điều trị và liều lượng trong mỗi lần dùng.

NTV 31102020 01 Khổ sâm là thành phần chính trong TPCN Ninh Tâm Vương – giúp ổn định nhịp tim

Cho đến năm 1998, Viện Y học Cổ Truyền tại Oregon – Mỹ đã tìm ra phương pháp chiết làm giàu oxymatrine và matrine lên tới khoảng 20% so với chiết xuất thô, giúp tăng hiệu suất chiết và thu được tối đa hoạt chất trong rễ Khổ sâm. Phương pháp này giúp chiết xuất Khổ sâm với quy mô lớn, thuận tiện cho việc bào chế và đảm bảo nồng độ hoạt chất trong điều trị.

Tại Việt Nam, viện thực phẩm chức năng đã ứng dụng công nghệ này để chiết xuất Khổ sâm và bào chế dưới dạng viên nén thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ giảm triệu chứng và phòng ngừa biến chứng của rối loạn nhịp tim nhanh.

Mặc dù không không phải là thuốc, không thay thế thuốc điều trị, nhưng những sản phẩm được bào chế từ Khổ sâm vẫn được hứa hẹn sẽ trở thành một giải pháp an toàn và hiệu quả, giúp hỗ trợ cải thiện nhịp tim nhanh hiệu quả.

Xem thêm:

Bảo An

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.

Trích nguồn:

http://www.ncbi.nlm.nih.gov
http://www.thefreelibrary.com

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim