Có thể bạn chưa nghe tới tên Hoàng đằng (Coscinium usitatum), thế nhưng khi nói đến berberin – thành phần chính trong dược liệu này là chúng ta nghĩ ngay đến một kháng sinh thiên nhiên do tác dụng hiệu quả của nó đối với các nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Do tính chất sẵn có và hiệu quả cao, đến nay berberin vẫn là thứ thuốc quen dùng trong mọi gia đình Việt Nam. Thế nhưng ít ai biết rằng, berberin còn có tác dụng tốt với các bệnh lý tim mạch. Nghiên cứu khoa học trong hơn 30 năm gần đây đã phát hiện ra công dụng mới của berberin trong điều trị rối loạn nhịp tim và suy tim sung huyết, khiến cho thứ thuốc thông dụng này càng trở nên quý giá và có tiềm năng sử dụng rộng lớn hơn.
Rối loạn nhịp tim là gì?
Rối loạn nhịp tim là tình trạng bất thường xảy ra trong nhịp đập của tim, có thể đập quá nhanh, quá chậm hoặc ngắt quãng với các triệu chứng điển hình như đánh trống ngực, hồi hộp, mệt mỏi, choáng ngất… Rối loạn nhịp tim có thể xảy ra cả ở người bình thường và người mắc bệnh tim mạch, bệnh cường giáp hay rối loạn thần kinh thực vật…Bác sỹ điều trị cần căn cứ vào nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim để cho người bệnh được dùng thuốc giảm nhịp tim. Tuy nhiên, các thuốc điều trị loạn nhịp tim lại có chung một hạn chế là gây ra những tác dụng ngoài ý muốn hoặc khiến nhịp tim càng trở nên bất ổn định hơn. Vì vậy, hiện nay y học hướng đến các hoạt chất mới có khả năng điều trị rối loạn nhịp tim an toàn, hiệu quả. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã tìm ra vai trò của berberin trong việc hỗ trợ giúp ổn định nhịp tim bình thường, cải thiện chức năng tim bằng cách tăng sức co bóp, tăng nồng độ oxy tới cơ tim và chống lại các gốc tự do gây tổn hại tế bào cơ tim.

Tác dụng chống rối loạn nhịp tim của berberin
Nhiều nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng đã được thực hiện nhằm khẳng định tác dụng chống rối loạn nhịp tim của berberin.
Trên động vật thí nghiệm, berberin cho thấy khả năng chống lại chứng loạn nhịp tim bằng cách kéo dài thời kỳ trơ hiệu quả của hệ thống điện tim. Các kết quả tương tự cũng ghi nhận được khi đánh giá tác động chống loạn nhịp trên cơ tim của động vật có vú trong ống nghiệm. Tác dụng này của berberin tương tự các thuốc chống rối loạn nhịp tim nhóm III, điển hình là amiodarone, với cơ chế chậm nhịp tim thông qua ức chế kênh kali ở cơ tim nhằm kéo dài thời kỳ trơ và làm giảm các dòng kích thích đột ngột tới tim. Đồng thời, berberin còn thay đổi điện thế màng tế bào nhờ ức chế kênh natri, tác động lên kênh canxi, vì vậy ngăn ngừa tình trạng rối loạn nhịp tim khởi phát từ tâm thất và tắc nghẽn đột ngột mạch vành sau thiếu máu cục bộ cơ tim.

Một nghiên cứu lâm sàng tiến hành tại bệnh viện Chengdu, Trung Quốc trên 156 người suy tim sung huyết đang được điều trị bằng thuốc, trong đó có ít nhất 90 người gặp phải tình trạng co thắt tâm thất sớm hoặc nhịp nhanh thất thông qua kết quả theo dõi từ máy Holter. Tất cả các bệnh nhân được điều trị suy tim sung huyết bằng các thuốc điều trị tiêu chuẩn như thuốc ức chế men chuyển, digoxin, lợi tiểu và nitrat. Song song với đó, 79 người trong nhóm điều trị được sử dụng đường uống mỗi ngày 1,2 – 2g berberin liên tục, số còn lại được dùng giả dược (không có hoạt chất berberin). Mức độ cải thiện triệu chứng và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được đánh giá sau 8 tuần điều trị, với thời gian theo dõi trung bình khoảng 24 tháng. Kết quả cho thấy nhóm bệnh nhân điều trị với berberin có sự gia tăng đáng kể phân suất tống máu thất trái, giảm khó thở, mệt mỏi, đồng thời giảm đáng kể tần số và mức độ co thắt tâm thất sớm so với nhóm còn lại.
Theo dõi trong thời gian dài hạn còn cho thấy giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân điều trị bằng berberin. Như vậy, berberin đã cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc cải thiện rối loạn nhịp tim và giảm triệu chứng, kéo dài tuổi thọ ở bệnh nhân suy tim sung huyết.

Bên cạnh tác động chống rối loạn nhịp tim, berberin còn làm giãn mạch và hạ huyết áp bằng cách ức chế hoạt động của acetylcholine, làm giãn mạch máu thận, giảm kháng lực mạch máu, ức chế kênh kali ở tế bào cơ trơn mạch máu, do đó giúp tăng cường lưu thông máu qua mạch vành.
Hiện nay tại Việt Nam, các nhà dược học đã nghiên cứu và kết hợp berberin trong Vàng đằng với các hoạt chất cùng cơ chế tác dụng như Taurine, Magie, oxymatrine trong dược liệu Khổ sâm, tanshinon trong thảo dược Đan sâm tạo nên Thực phẩm chức năng Ninh Tâm Vương – giúp ổn định nhịp đập trái tim. Sản phẩm hứa hẹn sẽ phát huy được hiệu quả toàn diện trên hệ thống tim mạch, đặc biệt đối với nhiều loại rối loạn nhịp tim khác nhau.
Mời quý vị lắng nghe chia sẻ của những người đã ổn định nhịp tim nhờ Ninh Tâm Vương:
Ds. Lê Giang
Nguồn:
http://onlinelibrary.wiley.com
http://www.ncbi.nlm.nih.gov
http://www.drmeletis.com
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com