Đây là câu chuyện thật của tác giả Robert Ellis – chủ sở hữu website http://www.livingwithatrialfibrillation.com (Trang web chuyên chia sẻ về các phương pháp điều trị và cách sống chung với chứng rối loạn nhịp tim tại Hoa Kỳ).
Bạn nghĩ rằng mình là một người khỏe mạnh bình thường, cuộc sống tốt đẹp và không có gì đáng lo. Nhưng bỗng một ngày trái tim bạn xuất hiện những nhịp đập không đều: tim đập thình thịch, mạnh dần và cảm giác nhói ở cổ khiến bạn khó chịu. Nhịp tim cứ thế nhanh dần lúc nửa đêm và chỉ số đo được lúc này là 140 nhịp/phút. Khi bạn tới phòng cấp cứu con số này đã lên tới 190 nhịp/phút. Các bác sỹ nói rằng bạn đã bị mắc chứng rung tâm nhĩ. Họ cho bạn uống một số loại thuốc, sau đó nhịp tim dần trở lại bình thường. Khi đó, tâm trí bạn rối bời bởi rất nhiều suy nghĩ: rung nhĩ là gì? Nguyên nhân gây ra rung nhĩ? Có cách nào để chữa bệnh rung tâm nhĩ? Những loại thuốc điều trị rung nhĩ có tác dụng phụ nào không? Rung nhĩ có nguy hiểm không?
Đó chính là câu chuyện của chính bản thân tôi, và tôi sẽ chia sẻ với các bạn ngay bây giờ.
Rung nhĩ đến với tôi bắt đầu bằng những cơn nhịp tim nhanh đầu tiên
Đó là ngày 15/2/2008, tôi phải cấp cứu vì lên cơn rung tâm nhĩ. Thực tế từ nhiều năm trước đó, có lẽ bắt đầu từ năm 2002, trái tim tôi đã xuất hiện những đập nhanh bất thường. Nhịp tim nhanh dồn dập khiến tôi cảm thấy lo lắng, mệt mỏi và phải nằm xuống nghỉ ngơi. Khoảng một giờ sau tôi mới cảm thấy tốt hơn một chút và có thể quay trở lại công việc. Khi gặp bác sỹ, tôi đã miêu tả lại những biểu hiện của mình và được tiến hành đo điện tim. Tuy nhiên, bác sỹ sau khi xem xét kỹ kết quả lại nói rằng mọi thứ vẫn bình thường. Nhưng ông nói thêm, nếu các triệu chứng này xuất hiện trở lại, hãy đến phòng cấp cứu ngay lập tức, khi đó có thể vấn đề sẽ sáng rõ hơn.
Mùa thu năm ngoái, các cơn tim đập nhanh quay trở lại. Chúng thường diễn ra vào nửa đêm, đôi khi trước giờ đi ngủ khoảng 10h-10h30. Các nhịp tim như đang đua nhau đập thật nhanh, khiến tôi lo lắng, đầu óc quay cuồng, mệt mỏi. Tôi cố gắng nằm xuống và cảm thấy tốt hơn một chút, nhưng tôi thường phải trằn trọc suốt đêm không ngủ được. Ngay cả trong những giấc mơ, tôi vẫn cảm nhận rất rõ ràng nhịp tim của mình đang đập loạn xạ. Thông thường, mọi thứ sẽ bình thường trở lại sau khi tôi thức dậy vào buổi sáng. Tôi tự hỏi, chuyện gì đang xảy ra với mình?
Khoảng thời gian đó, tôi thường bị đau âm ỉ ở ngực, tuy nhiên không quá nghiêm trọng và thường xuyên, nên tôi không bận tâm lắm.
Lại nói về các cơn tim đập nhanh, chúng xuất hiện hầu hết mỗi tháng một lần hoặc sau một vài tuần. Tôi tự hỏi hay do tôi đã ăn phải thứ gì đó? Nhưng tôi nghĩ mình là một người có chế độ ăn khoa học. Phải chăng do tôi thiếu canxi, không ăn đủ muối, hay bị dị ứng với cái gì? Tôi thực sự không thể lý giải được điều đang xảy ra với mình.
Khi các cơn tim đập nhanh xuất hiện ngày càng nhiều, tôi trở nên bối rối hơn và quyết định tìm gặp bác sĩ. sau khi xem xét tất cả các triệu chứng, bác sỹ đã lên kế hoạch cho tôi tập thử nghiệm với máy chạy bộ để loại trừ các bệnh tim mạch.
Tôi phải cấp cứu vì lên cơn rung nhĩ trong đêm
Buổi tối hôm đó sau khi ra về từ một cuộc hẹn, tôi bắt đầu cảm thấy lo lắng. Tim tôi lại bắt đầu đập nhanh trước khi đi ngủ. Tưởng rằng cũng như mọi lần, nhưng không phải, cơn nhịp nhanh trở nên tồi tệ hơn nhiều, buộc tôi phải đến bệnh viện ngay trong đêm để cấp cứu ngay lập tức.
Nhịp tim của tôi khi đó khoảng 190. Một bác sĩ giải thích với tôi rằng: “Rung nhĩ” là một tình trạng tim đập không đều, do sự xáo trộn trong các đường dẫn điện của tim. Đây là một dấu hiệu của bệnh tim hoặc các vấn đề sức khỏe khác ảnh hưởng đến tim. Triệu chứng phổ biến nhất là “đánh trống ngực”. Khi tim đập quá nhanh, chức năng bơm máu không tốt,gây ra các triệu chứng khác như lo âu, mệt mỏi, khó thở, đau ngực, chóng mặt hoặc ngất xỉu. Rung tâm nhĩ có thể đến và đi, kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Hoặc, nó có thể trở thành mạn tính, kéo dài trong nhiều tháng tại một thời điểm hoặc lâu hơn.
Sau khi được sử dụng Cardizem, nhịp tim của tôi trở lại bình thường. Sau đó tôi được về nhà với một đơn thuốc có Diltiazem (Cardizem) và lời căn dặn: “Nếu cơn rung nhĩ xuất hiện có thể sử dụng thuốc này với liều 120mg, nếu bạn thấy choáng váng, khó thở, ngực đau, buồn nôn thì hãy gọi cấp cứu ngay lập tức”.
Lúc đó, tôi nghĩ rằng, có lẽ mình sẽ ổn trong một tháng hoặc ít nhất là vài tuần.
Tôi bị rung nhĩ do viêm màng ngoài tim
Ngay tối hôm sau, tôi thức dậy vào giữa đêm để đi tiểu. Khi tôi trở lại giường thì tim lại bắt đầu đập loạn xạ. Tim đập nhanh và tôi bắt đầu run rẩy. Tôi boăn khoăn không biết có nên gọi cấp cứu 911 không. Nhưng tình trạng mỗi lúc một nặng, các triệu chứng buồn nôn, đầu óc quay cuồng, đau ngực… khiến tôi không thể nằm yên. Ngay lập tức vợ tôi gọi 911.
Trong vòng vài phút, chuông cửa reo và năm chàng trai bước vào với một chiếc cáng, họ tiến hành sơ cứu và cho tôi sử dụng nitro để giảm đau ngực rồi đưa tôi lên xe cấp cứu. Tại bệnh viện, nhịp tim của tôi chỉ có khoảng 120. Tôi không hiểu vì sao mình đã cảm thấy choáng váng và buồn nôn, hay đó chỉ là một tác dụng phụ của thuốc? Do tôi đã bị như vậy hai đêm liên tiếp, các bác sỹ quyết định giữ tôi lại bệnh viện tại một phòng chăm sóc tích cực riêng.
Chiều hôm đó tôi được kiểm tra siêu âm tim. Các bác sĩ kết luận: Tôi bị viêm màng ngoài tim, đã có tràn dịch màng trong và màng ngoài tim. Điều này có thể gây loạn nhịp tim, bao gồm chứng rung nhĩ. ,
Vào sáng hôm sau, tôi được xuất viện với đơn thuốc Cardizem CD 180 mg cộng với một viên aspirin 81 mg mỗi ngày một lần. Các bác sỹ yêu cầu tôi đeo một thiết bị theo dõi nhịp tim trong suốt 30 ngày. Trong thời gian đó, tôi cũng cần phải kiểm tra sức khỏe thường xuyên với thử nghiệm gắng sức trên máy chạy bộ.
Trên đây là câu chuyện có thật của một người bệnh rung nhĩ. Nếu bạn đã và đang trải qua những triệu chứng tương tự như anh ấy, hãy sớm đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, để tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Xem thêm: Sản phẩm từ thảo dược giúp ổn định nhịp tim, hỗ trợ điều trị rung nhĩ
Lê Anh
Theo: www.livingwithatrialfibrillation.com/1/a-personal-story/
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com